Khơi thông vốn đầu tư công: Thúc... vốn ODA

PHONG LAN 25/07/2020 15:30

Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước mới giải ngân vốn vay nước ngoài được khoảng 13%.

LTS: Dịch bệnh khiến các kênh đầu tư khác giảm sút, do vậy đầu tư công, với số vốn có sẵn khoảng 700.000 tỉ đồng và có thể tăng thêm, được xem là một trong những “quả đấm thép” để kinh tế phục hồi.

Tính đến hết tháng 6, vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài được giải ngân mới đạt 7.427 tỉ đồng, chỉ đạt khoảng 13% so với tổng số vốn được giao là 60.000 tỉ đồng.

Ông Trương Hùng Long - cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính - cho biết trong sáu tháng đầu năm, Bộ Công Thương và 10 địa phương gồm: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai và Tiền Giang vẫn chưa giải ngân được 1 đồng vốn cấp phát đầu tư công từ vốn vay nước ngoài.

df

Tính đến hết tháng 6, vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài được giải ngân mới đạt 7.427 tỉ đồng.

Riêng TP.HCM, do đang có vướng mắc trong việc hoàn tiền vốn ứng cho 3 dự án (metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 và vệ sinh môi trường TP.HCM) với tổng trị giá 4.600 tỉ đồng nên tỉ lệ giải ngân chỉ đạt 4,13%.

Giải thích lý do giải ngân chậm, ông Long cho rằng do tác động bởi COVID-19, các chuyên gia nước ngoài không thể vào Việt Nam để tham gia dự án. Tuy nhiên, Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính, đưa ra tại hội nghị trực tuyến về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài, tỉ lệ giải ngân vốn ODA đạt thấp là do chủ quan của các địa phương và bộ, ngành.

"Vốn được giao rất sớm, ngay từ đầu năm nhưng đến nay một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa phân bổ hết vốn cho từng dự án, chưa kể các thủ tục triển khai chậm trễ từ giải phóng mặt bằng, đấu thầu, đàm phán các nhà tài trợ, ký kết hợp đồng..." - ông Hà nói, đồng thời đề nghị phải tập trung giải ngân tốt vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một phần nguyên nhân giải ngân chậm nguồn vốn ODA là do nhiều dự án phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay, mặc dù dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng không thể giải ngân. Theo quy định của các Nghị định liên quan đến vay vốn, sửa đổi Hiệp định vay vốn của Chính phủ, Quy trình sửa đổi Hiệp định vay đối với các dự án cụ thể trải qua nhiều khâu, báo cáo nhiều cơ quan… nên đã kéo dài thời hạn giải ngân.

Ngoài ra, liên quan đến giải ngân vốn ODA, còn có một số hạn chế về thủ tục hành chính như: Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn tồn tại bất cập, dẫn tới tính sẵn sàng của dự án thấp; dự án sử dụng vốn hỗn hợp gặp vướng mắc về thủ tục cho vay lại, chậm ký hợp đồng cho vay lại; việc chuyển nguồn, hạch toán ghi thu – ghi chi, tạm ứng còn chậm, ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, phê duyệt đơn rút vốn… là các nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài chậm.

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc tiến độ giải ngân vốn ODA của TP. HCM

    02:00, 30/06/2020

  • Nhiều Bộ xin trả hàng nghìn tỷ đồng vốn ODA

    14:00, 25/06/2020

  • Quản lý và sử dụng vốn ODA như thế nào?

    00:03, 28/05/2020

  • Hà Nội đồng ý vay hơn 30.500 tỷ đồng vốn ODA làm metro qua Hồ Gươm

    09:00, 04/12/2019

  • Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA

    00:00, 23/09/2019

  • ODA giải ngân chậm: Thẩm quyền Trung ương, vướng mắc địa phương

    11:10, 20/09/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khơi thông vốn đầu tư công: Thúc... vốn ODA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO