Trong điều kiện, bối cảnh hiện tại sau Tết phải bắt tay ngay vào công việc, không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ tháng 1/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022. Phát biểu khai mạc Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, phiên họp Chính phủ thường kỳ để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 1/2022, nhiệm vụ, giải pháp tháng 2/2022 và những tháng tiếp theo.
Tâm lý “ăn chơi, du xuân” trong tháng giêng khiến nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị trễ nải.
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tiếp tục phòng, chống dịch COVID-19 và làm tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều được đón Tết an toàn, vui tươi, phấn khởi, tiết kiệm.
“Trước mắt, trong điều kiện, bối cảnh hiện tại, khi vui Xuân, đón Tết Nhâm Dần 2022, chúng ta vẫn phải vẫn phải ứng trực để thực hiện các nhiệm vụ và sau Tết bắt tay ngay vào công việc, không để tháng Giêng là tháng ăn chơi”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bình luận về thực trạng này, chuyên gia xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ, có hiện tượng người lao động làm việc cầm chừng, đến cơ quan chỉ để điểm danh dịp sau Tết. Điều này phản ánh văn hóa tiểu nông nhàn tản ngày xưa. Đây là điều bắt buộc phải thay đổi trong xã hội hiện đại ngày nay.
"Hoàn toàn xuất phát từ tâm lý tiểu nông, thói quen trông chờ, ỷ lại, thiếu tích cực, sớm hay muộn công việc vẫn cứ triển khai. Nó dẫn đến tình trạng đầu năm là nhàn tản, chơi bời. Đến thời gian sau thì bắt đầu cuống quýt lên để tìm đủ mọi cách hoàn thành chương trình, kế hoạch sản xuất công tác”, ông Bình nói.
Thời gian sau Tết thường trùng với hàng trăm lễ hội, vừa là dịp giao lưu, giải trí, vừa nghỉ xả hơi sau một năm làm việc vất vả.
Nghiêm trọng hơn, tâm lý này còn lan sang một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, khiến nhiều công việc bị đình trệ, ảnh hưởng tới sự tin tưởng của nhân dân vào bộ máy công quyền. Trong bối cảnh công tác phòng chống dịch COVID-19 đang được đặc biệt nêu cao như hiện nay thì sự chỉ đạo nghiêm túc, làm gương của người đứng đầu các cơ quan tổ chức doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
“Do đó, cần phải đề cao kỷ luật, chất lượng lao động, khắc phục tâm lý, thái độ, phong cách lao động sản xuất, nhập cuộc của cán bộ công chức viên chức, người lao động. Để từ đó chúng ta có thể bù lấp cho những khó khăn, thách thức mà dịch bệnh đang gây ra”, ông Bình bày tỏ.
Một chuyên gia tâm lý cho rằng, muốn thay đổi tâm lý “tháng giêng là tháng ăn chơi” không khó. Cái khó, có chăng nếu xuất hiện, lại nằm ở thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị ấy có kiên quyết hay không.
Giống như khi bước chân vào một gian bếp, hay tận mắt chứng kiến một giàn nhạc giao hưởng, sự sắp xếp, bài trí gọn gàng, ngăn nắp đến đâu sẽ thể hiện được ngay trình độ, phong cách và thẩm mỹ của đầu bếp hay người nhạc trưởng.
Nếu sếp quyết “sốc” dậy tinh thần cho cả cơ quan ngay từ những ngày đầu tiên làm việc sau Tết, người sếp đó sẽ có kế hoạch, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thậm chí đổi mới chính sách khen thưởng, xử phạt để khuyến khích niềm hăng say lao động, cống hiến của nhân viên.
Khi sếp đang cặm cụi xử lý công việc, “đố” nhân viên nào dám chểnh mảng, “ăn cắp” thời gian cơ quan.
Khi sếp yêu cầu tập thể đẩy nhanh tiến độ công việc, bù đắp cho những thiệt hại, khó khăn mà dịch bệnh gây ra, chính sếp sẽ phải là người đầu tiên “sắn tay vào làm”, vừa thị phạm, làm gương, vừa truyền cảm hứng cho nhân viên noi theo.
Còn ngược lại, một thủ trưởng xuề xòa, thoải mái đi chúc tụng, lễ chùa “lẹm” vào giờ làm việc, sử dụng xe công vào việc riêng trong giờ hành chính, đó sẽ là một tiền lệ, ảnh hưởng lớn và có thể định hướng tâm lý lẫn hành vi của nhân viên.
Kỷ luật nhiệm sở không thể tự nhiên mà có. Nó đến từ những quy tắc, nội quy được nghiên cứu phù hợp với từng đơn vị, và dĩ nhiên những văn bản này phải có hiệu lực trong thực tiễn, được áp dụng nghiêm túc và tỏ ra hiệu quả trong việc khuyến khích người lao động thể hiện chăm chỉ, trách nhiệm hơn.
Trên thực tế, nhân viên khi buông lỏng, chây ì sẽ có cấp trên để giám sát, nhắc nhở, thi hành kỷ luật. Còn thủ trưởng tại đơn vị, khi xuề xòa, tặc lưỡi “Tết mà”, lại hiếm khi có cấp dưới nào dám trực tiếp phê bình.
Vì vậy, việc tự phê, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu tại các cơ quan, công sở mang tính quyết định tới không khí làm việc ở những đơn vị đó. Khi sếp vẫn đang trực tiếp cặm cụi xử lý công việc ngay trước mắt, “đố” nhân viên nào dám chểnh mảng, “ăn cắp” thời gian cơ quan.
Có thể bạn quan tâm
18:25, 28/01/2022