Không để tiền tăng lương chuyển thành tiền đóng thuế

NGUYỄN VIỆT 06/07/2024 03:30

Nếu không thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, thì việc tăng lương không những không đạt được hiệu quả đề ra mà có thể chuyển thành tiền nộp thuế.

>>Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 tác động thế nào đến doanh nghiệp?

Tăng lương là điều mà tất cả người lao động đều mong chờ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nếu tăng lương không đi cùng với việc giải quyết câu chuyện nâng ngưỡng thu nhập chịu thuế giảm trừ gia cảnh thì sẽ khiến cho người làm công ăn lương chịu áp lực đóng thuế thu nhập. Bởi, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

nếu tăng lương không đi cùng với việc giải quyết câu chuyện nâng ngưỡng thu nhập chịu thuế giảm trừ gia cảnh thì sẽ khiến cho người làm công ăn lương chịu áp lực đóng thuế thu nhập.

Nếu tăng lương không đi cùng với nâng ngưỡng thu nhập chịu thuế giảm trừ gia cảnh, thì người làm công ăn lương sẽ chịu áp lực đóng thuế thu nhập.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, khi cải cách tiền lương thì chúng ta phải giữ cho số tiền lương đó thực chất là lượng tiền để cán bộ công chức, viên chức tiêu dùng trong cuộc sống, đảm bảo được cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Do đó, nâng ngưỡng thu nhập chịu thuế giảm trừ gia cảnh phải được tính toán rất kỹ lưỡng”, ông Bùi Sỹ Lợi nói.

Tại nghị trường Quốc hội kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các ĐBQH nhận định mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng đã không còn phù hợp, nhất là ở những thành phố lớn.

ĐBQH Nguyễn Thị Thuỷ, (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) nhấn mạnh mức giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng đã được duy trì từ năm 2020. Trong khi, 5 năm qua đã có rất nhiều hàng hoá thiết yếu tăng giá, thậm chí có những hàng hoá thiết yếu còn tăng nhanh hơn thu nhập.

“Quy định về mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay chưa phản ánh đúng mức chi tiêu cơ bản của gia đình và các cá nhân”, bà Thuỷ bày tỏ.

Còn theo ĐBQH Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam), khi mức sống tăng lên thì chi phí cũng đắt đỏ theo, như vậy việc giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng lên 30%, thậm chí 50%.

"Chính phủ sớm trình sửa đổi Luật Thu nhập cá nhân vào cuối năm 2024, và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025 để đảm bảo điều chỉnh đồng bộ cho hệ thống pháp luật cũng như quyền lợi cho người lao động", đại biểu Tạ Văn Hạ kiến nghị.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Tú - chuyên gia cao cấp về thuế kiến nghị phải tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên ngay trong năm 2024. Đây là giải pháp trước mắt và hợp tình, hợp lý.

"Ngay trong năm nay, Bộ Tài chính cần báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh với mức tăng 30% như mức tăng lương tối thiểu”, ông Tú nói.

>>Sắp tăng lương - Làm gì để chống “bão giá”?

>>Tăng lương - chuyện trong nhà tôi

tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên ngay trong năm 2024. Đây là giải pháp trước mắt và hợp tình, hợp lý.

Tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên ngay trong năm 2024 là hợp tình, hợp lý.

Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh cần tăng lên 16 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và 8 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc. Có như vậy mới đảm bảo mức giảm trừ gia cảnh không lạc hậu với tình hình thực tiễn cũng như đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH Hà Nội) bình luận, mức giảm trừ cho người đóng thuế và mức giảm trừ cho người phụ thuộc đến nay đã có nhiều yếu tố làm thay đổi, cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng và chi phí đời sống của người dân liên tục tăng qua các năm.

"Trong đó, chi phí học hành, điều kiện sinh hoạt, chỗ ở hiện đã rất khác. Ngoài ra, thu nhập của người dân cũng tăng lên. Như vậy, không thể lấy mức cũ để làm thước đo cho mức giảm trừ gia cảnh", đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Vẫn theo đại biểu Hoàng Văn Cường, từ 1/7, lương cơ sở được điều chỉnh tăng 30% từ mức 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, do đó các cơ quan chức năng cần tính toán để tăng mức giảm trừ gia cảnh lên để phù hợp với mức thu nhập và mức tiêu dùng của người dân.

Điểm lại 14 lần tăng lương trong 20 năm qua, việc tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng được đánh giá là mức tăng chưa từng có, mang tới nhiều kỳ vọng không chỉ với những người làm công ăn lương trong khu vực công, mà còn mang nhiều niềm vui tới hàng chục triệu người đang hưởng chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở.

Điều quan trọng là công tác kiểm soát thị trường, điều chỉnh quy định khác ra sao cho phù hợp để chính sách này mang lại hiệu quả thực chất, đảm bảo an sinh xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 tác động thế nào đến doanh nghiệp?

    03:30, 13/06/2024

  • Sắp tăng lương - Làm gì để chống “bão giá”?

    04:30, 22/05/2024

  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị tăng lương hưu 8%

    00:00, 20/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không để tiền tăng lương chuyển thành tiền đóng thuế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO