Không gian cho các hoạt động kinh tế mới

TS. TRẦN THỊ HỒNG MINH Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 22/11/2022 19:44

Việt Nam đã có sự thích ứng linh hoạt để vượt qua những khó khăn trong bối cảnh phức tạp.

 Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Năm 2022 theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt mức 3,2% và 2,7% vào năm 2023. Các Hiệp định như RCEP, CPTPP, EVFTA có sự tham gia tích cực của Việt Nam… đang nhận được nhiều sự quan tâm. Điều này sẽ tạo xung lực cho đà phục hồi cho khu vực châu Á năng động.
Rủi ro từ kinh tế thế giới
Quá trình thúc đẩy chuyển đổi xanh ở mục tiêu gắn với bền vững, bảo vệ môi trường và phù hợp với cam kết của các nước trong các hiệp định liên quan đến chống biến đổi khí hậu.
Mặc dù vậy, diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, hầu hết các đối tác của Việt Nam đã mở cửa thị trường, nhưng vẫn có quốc gia còn thực thi chính sách phòng dịch nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, một số rủi ro về các dịch bệnh khác như đậu mùa khỉ… vẫn cần Chính phủ, các cơ quan nhà nước theo dõi chặt chẽ trong năm 2023.
Cạnh tranh địa chính trị còn gay gắt phức tạp; xung đột Nga - Ukraine là minh chứng cho thấy xung đột địa chính trị kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phục hồi kinh tế phục hồi và mức độ phục hồi của chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, trên thế giới việc thiết lập các liên minh trả đũa trong các nền kinh tế lớn trở nên phức tạp hơn. Tư duy kinh tế nhiều nước nhấn mạnh độc lập, tự chủ và giảm sự phụ thuộc vào các nền kinh tế bên ngoài. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra, đây sẽ là rào cản cho giao thương giữa các nước và gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở các nước.
Các rủi ro liên quan đến bất ổn kinh tế vĩ mô có xu hướng gia tăng, nhiều nền kinh tế đang đối mặt với áp lực lạm phát cao. Đây sẽ là một trong thách thức trong năm 2023 mà Chính phủ, doanh nghiệp người dân sự nỗ lực lớn để vượt qua.
Xu hướng tăng giá mạnh của đồng USD cũng gây bất ổn cho nỗ lực ổn định tài khóa cho khu vực châu Á cũng như tác động đế dòng vốn đầu tư nước ngoài và cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Gắn kết các địa phương trong vùng, các vấn đề liên quan đến liên kết vùng cần được tính đến trong thời gian tới để tạo ra sức mạnh tổng thể của xã hội. 

Thích ứng

Trong khi đó, bối cảnh kinh tế trong nước cho thấy, tư duy chuyển đổi điều hành từ mục tiêu kép sang thích ứng an toàn linh hoạt, đặc biệt là sau Nghị quyết 128, đang được thực hiện một cách uyển chuyển và tạo tác động tốt. Trên thực tế, điều này thể hiện trong kết quả kinh tế Quý III, dự báo Quý IV Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng khả quan. Có thể thấy, Việt Nam đã thích ứng linh hoạt để vượt qua những khó khăn trong bối cảnh phức tạp.
Trong 2 năm vừa qua, Việt Nam đã duy trì được hình ảnh đất nước không ngừng cải cách. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức cần đối mặt trong năm 2023. Bình diện vĩ mô chưa có thêm ý tưởng và động lực mới cho quá trình cải cách. Nếu không thực hiện cải cách thể chế triệt để căn cơ sẽ khó để tạo ra sức bật, thay đổi về cơ cấu nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh.
Mặc dù trong thời gian qua đã có chủ trương và luôn nhấn mạnh mở rộng không gian cho các hoạt động kinh tế mới. Điều này cũng đã được nói rõ trong Đề án cơ cấu lại nền kinh tế và gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây cũng sẽ là điểm đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các Bộ ngành, địa phương, đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Chính phủ đã ban hành cơ sở ban đầu để thực thi các mô hình kinh tế mới như kinh tế ban đêm, Đề án về kinh tế số, kinh tế tuần hoàn… Đây là điểm quan trọng để tạo ra cơ chế về thể chế, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có cơ chế để thực thi. Nhưng để đưa vào thực tế vẫn sẽ còn nhiều khó khăn.
Chính sách cần linh hoạt
Mặt khác, cần quan tâm đến việc theo đuổi và thực hiện phát triển bao trùm. Sự tham gia của phụ nữ vào quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển xã hội; vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa… sẽ cần có giải pháp cụ thể để hỗ trợ các đối tượng này.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong tiến trình cải cách vẫn là nội dung cần tập trung nhấn mạnh và nghiên cứu giải quyết nhằm tạo sức mạnh cộng hưởng giúp đỡ doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục duy trì cải cách gắn liền phục hồi, củng cố ổn định kinh tế vĩ mô. Trong nghiên cứu của CIEM vào năm 2021, nhu cầu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó sẽ tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho cải cách kinh tế vi mô.
Bên cạnh đó, quá trình cải cách phải thực hiện liên tục trong suốt quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, trong quá trình phục hồi cần xem xét lại vai trò của Nhà nước và không gian cho khu vực tư nhân phát triển nhằm huy động toàn bộ các nguồn lực cho phát triển.
Phải có cơ chế để người dân yên tâm bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoàn thiện chính sách để nuôi dưỡng ý tưởng kinh doanh mới. Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế số tại Việt Nam là xu thế phát triển của Việt Nam và của các nền kinh tế trên thế giới. Do đó, cần phải coi trọng và nghiên cứu các vai trò của nguồn lực dữ liệu và tăng cường kết nối để doanh nghiệp hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.n

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không gian cho các hoạt động kinh tế mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO