Vì sao hộ kinh doanh “không muốn lớn”?

Phan Nam 16/05/2019 06:00

Hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp. Xu hướng “phát triển ngược” này cảnh báo những điểm bất hợp lý trong chính sách khuyến khích khởi nghiệp hiện nay.

Dù là một trong những địa phương năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm gần đây và có tới hơn 1.560 doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2018, nhưng số lượng doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh của Quảng Ninh cũng rất thấp.

Trao đổi với báo chí ông Nguyễn Đức Hùng, Phó trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT Quảng Ninh cho rằng, việc các hộ kinh doanh “ngại” chuyển đổi doanh nghiệp, khiến các hội nghị tuyên truyền, vận động thành lập doanh nghiệp rất ít người tham dự. TP Cẩm Phả mời vài trăm người nhưng chỉ có vài chục người đến, hay TP Hạ Long mời vài chục người thì chỉ vài người đến dự...

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Tích cực hỗ trợ hộ kinh doanh “lên đời” thành doanh nghiệp

    11:01, 08/05/2019

  • Hộ kinh doanh làm sao để thành doanh nghiệp?

    06:06, 23/04/2019

  • Hộ kinh doanh "ngại' lên doanh nghiệp vì ngán thuế

    10:46, 22/04/2019

  • Vừa bấp bênh cho hộ kinh doanh, vừa không công bằng với doanh nghiệp

    13:01, 19/04/2019

  • Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ: Thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

    03:05, 15/04/2019

  • Cú hích cho sự phát triển của 5 triệu hộ kinh doanh

    16:30, 07/04/2019

  • Mô hình hộ kinh doanh đã hết lý do tồn tại?

    04:25, 05/04/2019

  • Hộ kinh doanh cần được “cất cánh”

    19:30, 04/04/2019

Vận động hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp là mục tiêu được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương quyết tâm theo đuổi nhưng kết quả vẫn không như mong muốn.

Chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng hộ kinh doanh chuyển đổi thành công thành doanh nghiệp nhưng có thể khẳng định con số này chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng số doanh nghiệp thành lập mới tại các địa phương. Chẳng hạn, sau hơn một năm vận động, đến giữa năm 2018 mới có hơn 3.000 hộ kinh doanh trên địa bàn TP.HCM chuyển đổi lên doanh nghiệp trong tổng số 250.000 hộ kinh doanh đang hoạt động.

Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng nguyên nhân cốt lõi nằm ở sự khác nhau giữa hai mô hình trong các quy định hiện hành. Chẳng hạn như hộ kinh doanh không giới hạn số thành viên còn doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ tối đa 50 thành viên; hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại 1 địa điểm trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ không giới hạn.

Về lệ phí môn bài, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được miễn lệ phí; chỉ nộp 300.000 - 1 triệu đồng, trong khi đó doanh nghiệp phải nộp 1 - 3 triệu đồng tùy theo vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.

Dẫn đến hệ quả, một doanh nghiệp có doanh thu chỉ vài chục triệu hay vài trăm triệu đồng/năm cũng phải thực hiện chế độ sổ sách hoá đơn chứng từ kế toán doanh nghiệp. Nhưng một hộ kinh doanh bán buôn, doanh thu có thể tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, lợi nhuận hàng chục tỷ đồng thì chỉ khoán thuế và chế độ kế toán.

Hiện cả nước có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh. Chỉ cần có cơ chế thúc đẩy và chuyển đổi nhóm 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp thì mục tiêu phát triển doanh nghiệp, hướng đến những mô hình kinh doanh chuyên nghiệp của Chính phủ sẽ sớm thành hiện thực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao hộ kinh doanh “không muốn lớn”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO