Không phải đường, đâu là thủ phạm gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe của người Việt?

Diendandoanhnghiep.vn Một số quan niệm cho rằng đường, nước ngọt là nguyên nhân gây nên béo phì, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy đường hay nước ngọt lại không phải là nguyên nhân chủ yếu.

Theo WHO, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới (2,1% dân số). Mặc dù vậy, một thực tế đáng quan ngại là tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi xương ở người Việt vẫn còn nằm ở mức cao và tình trạng béo phì ở thành thị đang có xu hướng gia tăng.

Một số quan niệm cho rằng đường, nước ngọt là nguyên nhân gây nên béo phì, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy đường hay nước ngọt lại không phải là nguyên nhân chủ yếu. Thay vào đó, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và thói quen lười vận động mới là tác nhân chính dẫn đến béo phì, cùng với đó là tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.

Nước ngọt, đường không phải thủ phạm

Béo phì, suy dinh dưỡng và đặc biệt tình trạng suy dinh dưỡng thể béo phì đang ngày càng trở nên phổ biến và đáng lo ngại bởi nó có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy, việc hiểu biết về các nguyên nhân gây nên những tình trạng này từ đó có cách điều chỉnh hợp lí trong lối sống và thói quen hàng ngày là hết sức quan trọng.

Liên quan đến vấn đề béo phì, GS Phan Thị Kim - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cũng đã chia sẻ: "Có nhiều tranh cãi về việc ăn nhiều đồ ngọt dẫn đến thừa cân béo phì nhưng đồ ngọt chỉ là một trong số các yếu tố thôi, còn lại là việc lười vận động mới là nguyên nhân, ăn vào nhiều nhưng vận động nhiều thì không béo phì”.

Trong một nghiên cứu khoa học được công bố năm 2018, các nhà khoa học tại Anh cũng đã không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp nào giữa việc sử dụng đồ uống có đường với nguy cơ thừa cân béo phì cao ở trẻ trong độ tuổi 4- 10 tuổi. Ngoài ra, tại Mỹ, lượng tiêu thụ nước ngọt trên đầu người giảm đi trong suốt 15 năm qua, nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn gia tăng.

Mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở Hoa Kỳ từ năm 2010 đến năm 2018 (tính bằng gallon) / Nguồn: Statista

Mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở Hoa Kỳ từ năm 2010 đến năm 2018 (tính bằng gallon) / Nguồn: Statista.

Xu hướng về tỷ lệ béo phì theo độ tuổi và tỷ lệ béo phì nghiêm trọng ở người lớn từ 20 tuổi trở lên: Hoa Kỳ, 1999-2000 đến 2017-2018 / Nguồn: NCHS, Điều tra Khám sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia, 1999-2018.

Xu hướng về tỷ lệ béo phì theo độ tuổi và tỷ lệ béo phì nghiêm trọng ở người lớn từ 20 tuổi trở lên: Hoa Kỳ, 1999-2000 đến 2017-2018 / Nguồn: NCHS, Điều tra Khám sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia, 1999-2018.

Đối với tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì, hay hiểu đơn giản là trẻ dù mập mạp nhưng thực chất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, vitamin D, thiếu máu, thiếu sắt, còi xương…, theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, nhiều chất bột đường nhưng có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất. Chế độ này có thể nhiều năng lượng nhưng năng lượng lại chủ yếu nằm ở chất béo, chất bột đường.

Béo phì, suy dinh dưỡng và bệnh tật vì lười vận động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lối sống ít vận động là nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng,... Khảo sát từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên hơn 5.000 học sinh các cấp học tại Hà Nội, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Nghệ An và TP.HCM được công bố vào tháng 7/2019 cũng chỉ ra rằng, thừa cân, béo phì có mối liên quan mật thiết với tình trạng thừa năng lượng nhưng lại thiếu vận động thể lực ở trẻ em.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Khoa học Thể thao (Na Uy) và Đại học Cambridge (Anh) công bố trên tạp chí the Lancet cho thấy lười vận động là nguyên nhân dẫn tới hơn 5 triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu. Đáng nói là, cũng theo một nghiên cứu khoa học về việc tập luyện thể dục thể thao công bố bởi tạp chí Y khoa The Lancet (Anh), Việt Nam được xếp vào nhóm những nước lười vận động nhất với chỉ 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến thể trạng của người Việt Nam kém xa với các nước trong khu vực, không những về chiều cao, cân nặng mà cả về các tố chất thể lực, sức bền theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Lười vận động gia tăng các rủi ro bệnh tật như tiểu đường, ung thư vú và ruột kết, bệnh tim. Gánh nặng y tế và thiệt hại về hiệu suất kinh tế vì sức khỏe kém do lười hoạt động gây ra trên toàn cầu tăng thêm 67,5 tỷ USD mỗi năm. Thất thoát này diễn ra ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, mỗi người chỉ cần vận động 1 giờ mỗi ngày là các nguy cơ này nhìn chung sẽ được giảm bớt.

Tại báo cáo về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất tiêu thụ và thói quen sử dụng thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam, ThS. BS. Trần Khánh Vân, TS. BS. Trần Thúy Nga cũng chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ học đường, trong đó tác động chủ yếu phải kể đến là tình trạng kinh tế, khẩu phần ăn cũng như thói quen ăn uống và hoạt động thể lực.

Nhìn chung, nguyên nhân béo phì và suy dinh dưỡng rất đa dạng, nhưng nếu duy trì một chế độ ăn khoa học và chăm chỉ vận động, tập luyện thì chắc chắn bạn sẽ có thể phòng tránh được đồng thời nguy cơ bị thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng cũng như nhiều căn bệnh khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Không phải đường, đâu là thủ phạm gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe của người Việt? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711648772 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711648772 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10