Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình tuyển sinh, đào tạo nghề

Huyền Trang 20/11/2019 06:27

Đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Cả nước hiện có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp, còn lại là trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì quá trình doanh nghiệp tham gia vào đào nghề còn nhiều khó khăn.

Mạng lưới trường công lập đã đào tạo 134 ngành, nghề trọng điểm, trong đó có 62 ngành, nghề cấp độ quốc tế; 93 ngành, nghề cấp độ khu vực; 134 ngành, nghề cấp độ quốc gia.

Cả nước hiện có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp, còn lại là trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Cả nước hiện có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp, còn lại là trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục

Các trường tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài, trường thuộc doanh nghiệp nhà nước cũng lựa chọn đào tạo 64 ngành, nghề trọng điểm, gồm 18 ngành, nghề cấp độ quốc tế; 28 ngành, nghề cấp độ khu vực; 64 ngành, nghề cấp độ quốc gia.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết đến thời điểm này, ngành, nghề trọng điểm được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển theo hướng mở, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nhờ phát triển mô hình trường chất lượng cao, nghề trọng điểm, hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từng bước được chuẩn hóa. Đặc biệt, 25 trường thí điểm đào tạo 12 nghề theo tiêu chuẩn quốc tế chuyển giao từ Australia đã được bổ sung trang thiết bị.

Ông Minh cho biết, trong những năm qua, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình tuyển sinh, đào tạo. Theo đó, doanh nghiệp cùng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn nghề, chương trình đào tạo; bồi dưỡng kỹ năng nghề cho nhà giáo, cho người học tham gia các cuộc thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực và quốc tế...

“Doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hành, cung cấp giảng viên cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ người học vào làm việc tại doanh nghiệp hoặc tìm việc làm sau tốt nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm... làm căn cứ cho mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh, đào tạo theo nhu cầu”, ông Minh nói.

Trên thực tế, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã ký hợp đồng và tổ chức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Điển hình là Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất đã ký hợp đồng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với hơn 16.000 người trong giai đoạn 2018-2020; Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang hợp tác với hơn 30 doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, giới thiệu việc làm.

Phát huy mô hình “trường trong doanh nghiệp”

Dù hiệu quả đã được khẳng định, song vẫn còn khoảng 70% doanh nghiệp chưa nhiệt tình tham gia đào tạo nghề, vì đã quen sử dụng nguồn nhân lực có sẵn trong thị trường hoặc sử dụng lao động phổ thông để giảm thiểu chi phí. Về phía các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, không ít trường thiếu năng động, không kết nối được với doanh nghiệp…

ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Theo ông Minh trong bối cảnh đó nhà nước tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần cập nhật chương trình giảng dạy bảo đảm tính thực tiễn, đón đầu xu hướng phát triển và chủ động phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Doanh nghiệp nên tham gia đào tạo với vai trò là nhà đầu tư, đồng thời là khách hàng. Mô hình “trường trong doanh nghiệp” cần được nhân rộng, phát huy...

“Còn những với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì ngoài các giải pháp chung, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trực tiếp là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang trình Chính phủ Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó tập trung vào 3 nhóm giải pháp trọng tâm”, ông Minh nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng tay nghề

    23:15, 31/12/2019

  • Ra mắt trang thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp

    23:59, 26/12/2019

  • Bất cập tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    11:00, 26/12/2019

Cụ thể, theo ông Minh, đấy chính là việc chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng, chuẩn nhà giáo, chuẩn cơ sở vật chất, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra; nâng cao tính tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm bền vững...

“Nhằm thu hút lao động trẻ tham gia học nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, ngay từ bây giờ Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ, toàn diện”, ông Minh nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình tuyển sinh, đào tạo nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO