Khuyến nghị cho doanh nghiệp khi thực hiện quy tắc xuất xứ trong FTA thế hệ mới

Nguyễn Tuấn Vũ - Trần Thị Thuận Giang, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội. 28/04/2019 05:00

Mỗi FTA đều có một quy tắc xuất xứ riêng, chứa đựng các quy tắc để xác định xuất xứ của hàng hóa nội khối, đảm bảo rằng các đối tác thương mại chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết trong FTA.

Kể từ những năm 1990, các FTA ra đời đã đi kèm với việc thiết kế và thực hiện các quy tắc xuất xứ (QTXX) ít minh bạch, hạn chế và thường khác biệt giữa các bộ QTXX. Khi QTXX phức tạp hơn sẽ dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn và hạn chế việc sử dụng các ưu đãi thương mại đa phương chính thức. Cho nên, cũng tương tự như QTXX trong FTA truyền thống, QTXX trong các FTA thế hệ mới cũng là yếu tố tạo nên hiệu ứng bát mì (“spaghetti bowl” effect) trong QTXX, làm phức tạp hệ thống QTXX của những quốc gia có xu hướng hội nhập sâu rộng với thương mại quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

    17:14, 26/04/2019

  • Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Chìa khóa để doanh nghiệp hưởng lợi trong CPTPP

    06:36, 08/03/2019

  • CPTPP và quy tắc xuất xứ hàng hóa

    06:30, 21/01/2019

  • “Mượn” xuất xứ hàng hóa: Hình ảnh hàng hóa Việt Nam có khả năng bị ảnh hưởng xấu

    05:00, 02/03/2019

  • Doanh nghiệp xuất khẩu sang CPTPP cần lưu ý tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa từ 8/3/2019

    00:15, 01/03/2019

Gia tăng các bộ QTXX

Trong chiến lược tự do hóa và mở rộng hơn nữa thương mại thế giới, đồng thời tăng cường vai trò của GATT và khả năng đáp ứng của hệ thống GATT đối với việc phát triển môi trường kinh tế quốc tế, WTO đã xây dựng hiệp định về quy tắc xuất xứ.

Trong bối cảnh các quốc gia tăng cường ký kết các FTA, sẽ tạo ra các quy tắc xuất xứ khác nhau và được vận dụng khá tùy tiện, dẫn đến sự chồng chéo về tiêu chí xuất xứ theo quy tắc của từng FTA (hiệu ứng “bát mỳ spaghetti”). Hệ quả là các chi phí liên quan đến giao dịch thương mại trong mạng lưới FTA tăng lên, tạo nên một rào cản đối với chính hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất.

các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán trong thời gian gần đây (CPTPP và EVFTA) cũng chứa đựng các tiêu chí, phương pháp xác định xuất xứ cũng không kém phần phức tạp và nghiêm ngặt.

Trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán trong thời gian gần đây (CPTPP và EVFTA) cũng chứa đựng các tiêu chí, phương pháp xác định xuất xứ cũng không kém phần phức tạp và nghiêm ngặt.

Trong thực tiễn, để đối phó với các quy tắc xuất xứ, nhiều doanh nghiệp đã phải thiết lập và vận hành các hệ thống kế toán khác nhau nhằm: kiểm tra hàm lượng giá trị của đầu vào nội địa và nhập khẩu trong giá trị hàng hóa xuất khẩu; xác định được nhóm thuế cho các đầu vào không có xuất xứ; và xác định được nước xuất xứ của đầu vào và cách tính chi phí gia công gián tiếp và trực tiếp cung cấp các thông tin về chi phí và thay đổi mã số hàng hóa. Vận hành hệ thống này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kỹ thuật xử lý dữ liệu và chuyên môn, nghiệp vụ hải quan, dẫn đến chi phí vận hành và duy trì khá tốn kém.

So với các FTA truyền thống, các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán trong thời gian gần đây (CPTPP và EVFTA) cũng chứa đựng các tiêu chí, phương pháp xác định xuất xứ cũng không kém phần phức tạp và nghiêm ngặt. Tất nhiên, trong tương lai, sẽ không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ đàm phán và ký kết thêm nhiều FTA, bao gồm cả các FTA thế hệ mới. Và khi các quy tắc xuất xứ ưu đãi không ngừng tăng lên, hệ thống quy tắc xuất xứ của Việt Nam sẽ vô cùng phức tạp, gây khó khăn cho nhiều ngành sản xuất trong nước.

Khuyến nghị dành cho doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, sự tăng lên không ngừng của các quy tắc xuất xứ với sự khác biệt đáng kể và sự phức tạp vốn có trong tiêu chí, công thức và phương pháp xác định xuất xứ đã làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam “thất bại” trong quy trình chứng minh xuất xứ hàng hóa. Trở ngại lớn thường xuất hiện ở các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Khi hàng hóa không ở mức độ “thuần túy” thì việc chứng minh xuất xứ trở nên khó khăn và phức tạp. Đặc biệt, đối với các quốc gia thành viên của FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán hoặc đã ký kết hiệp định như Australia, Canada, Nhật Bản, EU... thì việc tuân thủ QTXX là điều kiện tiên quyết để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi.

Để các lợi ích từ đối xử ưu đãi trong FTA thế hệ mới không bị triệt tiêu và vô hiệu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng các vấn đề sau:

Thứ nhất, phải nắm vững các quy định, công thức tính toán của từng quy tắc xuất xứ ưu đãi liên quan đến ngành hàng của mình. Khi hàng hóa mang tính thuần túy hoàn toàn thì xác định xuất xứ hàng hóa khá đơn giản, nhưng khi hàng hóa không thuần túy thì một tiêu chí xuất xứ cụ thể được vận dụng với công thức, phương pháp xác định xuất xứ khá phức tạp. Bản thân các doanh nghiệp không nắm vững hoặc không biết cách vận dụng các quy định của quy tắc xuất xứ thì đương nhiên “thất bại” trong việc chứng minh xuất xứ cho hàng hóa. Các FTA có sự khác biệt trong yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, mà chủ yếu liên quan đến cách thức và phương pháp tính toán, vì vậy nhiều doanh nghiệp phải thiết lập và duy trì cả một hệ thống kế toán riêng phục vụ cho nhiệm vụ thỏa mãn quy tắc xuất xứ.

Hai là, phải linh hoạt điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với chuỗi cung ứng sản xuất và nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào.

Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép... vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... điều này gây trở ngại rất lớn cho việc vận dụng tiêu chí xác định xuất xứ.

Cho nên, đối với mỗi thị trường nhập khẩu cụ thể, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất và nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào bảo đảm phù hợp với tiêu chí xuất xứ dành cho ngành hàng của mình. Chẳng hạn, CPTPP cho phép các quốc gia thành viên sử dụng tiêu chí cộng gộp, theo đó khi các bên sử dụng nguyên phụ liệu có xuất xứ của từ một hoặc nhiều quốc gia thành viên để sản xuất ra hàng hóa thì hàng hóa đó cũng được coi là có xuất xứ nội khối. Do đó, trong trường hợp này, các doanh nghiệp phải xem xét đến tiêu chí cộng gộp để xác định lựa chọn nguồn cung nguyên vật liệu phù hợp cho hoạt động sản xuất của mình.

Sắp tới QTXX trong các FTA thế hệ mới sẽ là một phần quan trọng trong hệ thống QTXX của Việt Nam. Tuy nhiên, với một hệ thống QTXX đã quá phức tạp, với sự khác biệt đáng kể trong tiêu chí, phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa thì có thể dẫn tới việc triệt tiêu và vô hiệu hóa các lợi ích lý thuyết từ việc Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới. Vì vậy, chiến lược tham gia FTA thế hệ mới và vấn đề đàm phán QTXX sẽ luôn là vấn đề phức tạp, đặt ra nhiều thách thức cho Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khuyến nghị cho doanh nghiệp khi thực hiện quy tắc xuất xứ trong FTA thế hệ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO