Kỉ nguyên công nghệ 4.0 thách thức doanh nghiệp gia đình

Công Thương 08/08/2019 00:54

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Hiệp định thương mại tự do tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh doanh những lại đặt nhiều thách thức lên các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam.

Tọa đàm hội thảo xây dựng thế hệ lãnh đạo kế cận

Tọa đàm hội thảo xây dựng thế hệ lãnh đạo kế cận

Nhiều thách thức

Đó là một trong những nội dung được bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, chia sẽ tại Hội thảo “"Xây dựng thế hệ lãnh đạo kế cận: Bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp gia đình thành công trên thế giới".

Bà Hạnh cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc Việt Nam mạnh dạn tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do vừa tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh doanh vừa đặt các doanh nghiệp gia đình và thế hệ kế cận trước những thách thức. Bởi hầu hết các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam hiện nay luôn ngại sự đổi mới. Cụ thể, theo nghiên cứu của Tập đoàn Deloitte, cho biết phần lớn các doanh nghiệp gia đình có xu hướng ngại đổi mới, ngại rủi ro trước sự biến đổi không ngừng của thị trường hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng cơ hội hợp doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc)

    Tăng cơ hội hợp doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc)

    23:01, 07/08/2019

  • Doanh nghiệp còn

    Doanh nghiệp còn "bỏ ngỏ" cánh cửa bảo mật thông tin

    15:20, 07/08/2019

  • Doanh nghiệp là đối tượng trung tâm của tăng năng suất lao động quốc gia

    Doanh nghiệp là đối tượng trung tâm của tăng năng suất lao động quốc gia

    09:30, 07/08/2019

  • TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI:

    TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: "Tăng năng suất lao động nên bắt đầu từ nội tại các ngành, các doanh nghiệp"

    08:00, 07/08/2019

Trong khi đó, 57% công việc trên thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi kĩ thuật số và tự động hóa. Tỉ lệ này ở Việt Nam lên đến 70%. Chuyên gia từ Deloitee cho rằng chỉ có tư duy rộng mở và chấp nhận đổi mới, các doanh nghiệp gia đình mới thực sự vững chắc trước thách thức này.

Đồng tình với ý kiến của bà Hạnh, ông Alain Goudsmet - Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Mentally Fit Global, cho biết trong thời kỉ nguyên công nghệ các doanh nghiệp gia đình luôn gặp nhiều thách thức bởi sự vận động và đổi mới không ngừng. Đưa ra giải pháp ông Alain Goudsmet cho rằng các thế hệ kế cận cần phải quan tâm khái niệm "pitstop", tức những "điểm nghỉ", thay vì lao vào công việc như thế hệ đầu.

Ông phân tích, thế hệ đầu tiên đã phải chạy hết tốc độ để gầy dựng nên doanh nghiệp, vì thế giai đoạn này, thế hệ F2, F3 phải có "điểm nghỉ" để phân tích, đánh giá, nhận phản hồi cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để rút kinh nghiệm, trước khi bắt đầu vào guồng công việc.

Một số ý kiến của đại diện cái doanh nghiệp nêu tại hội thảo

Một số ý kiến của đại diện cái doanh nghiệp nêu tại hội thảo

Nếu không có khoảng nghỉ, các doanh nghiệp sẽ bị triệt tiêu sự sáng tạo và không thích ứng được những thay đổi đang hiện hữu bên ngoài, hay thậm chí những phản hồi không được tích cực từ chính khách hàng của mình.

Ông Alain Goudsmet "bật mí" đây là một bí mật thành công của các doanh nghiệp gia đình lớn trên thế giới và không phải lúc nào sự bận rộn cũng mang lại hiệu quả cao nhất. "Ngày nay, bận rộn là một điều ngu xuẩn", Chủ tịch Tập đoàn Mentally Fit Global cho biết.

Hệ thống quản trị đóng vai trò then chốt

Đối diện với nhiều thách thức trong kỉ nguyên công nghệ, các doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam cần có một đối sách phát triển phù hợp, một trong số đó là hệ thống quản trị của doanh nghiệp phải đúng đắn. Đó là ý kiến chia sẻ của Trần Uyên Phương, người kế thừa doanh Tân Hiệp Phát tại hội thảo. Theo bà Phương, điều quan trọng nhất với các doanh nghiệp gia đình chính là hệ thống quản trị, buộc phải đúng chuẩn, đặc biệt là theo chuẩn quốc tế.

"Đối với doanh nghiệp mình, chúng tôi đã tái cấu trúc rất nhiều lần và thấy rằng, một trong những điều khó khăn nhất là chọn đúng người đúng vị trí, tức ai có thể làm được vị trí đó, một nhân viên cũ sẽ có vị trí lên hay xuống. Đây là điều rất khó, nhưng bắt buộc phải chấp nhận để phát triển lâu dài. Doanh nghiệp gia đình vẫn là một doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, chính sách phân quyền cần phải rõ ràng. Đây là chìa khóa để các doanh nghiệp phát triển hơn nữa và tự tin vươn ra thế giới ", bà Phương chia sẽ.

Cùng chung quan điểm trên với bà Phương, ông Trần Phong Lan - Chủ tịch Tập đoàn SeaCorp cũng cho biết, chính hệ thống quản trị sẽ giúp các doanh nghiệp gia đình nâng cao năng lực hoạt động và duy trì đến các thế hệ kế cận.

Ông cũng lưu ý các doanh nghiệp gia đình nên chú ý "phần hồn" trong nội bộ nguồn nhân lực, tức có thể tạo ra những "di sản" để liên kết các thế hệ sau với nhau với thế hệ trước không chỉ của người lãnh đạo mà chính nhân sự cấp dưới trong công ty.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỉ nguyên công nghệ 4.0 thách thức doanh nghiệp gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO