Kích hoạt “lò xo” năng suất lao động

Diendandoanhnghiep.vn Nếu chúng ta tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng lao động và đổi mới công nghệ, thì “lò xo” năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra.

>>Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Vấn đề tôi lo nhất là nguồn nhân lực"

Trong bối cảnh dịch bệnh, để tái cơ cấu nền kinh tế, quan trọng nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao.

Tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng

Hiện nay, nhu cầu lao động có kĩ năng sẽ tăng cao trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp thì giảm. Thị trường lao động việc làm sẽ phân hóa theo hai nhóm đó là: kỹ năng thấp lương thấp và kỹ năng cao lương cao.

Quá trình này không chỉ đe dọa đến việc làm của lao động trình độ thấp, mà những lao động kĩ năng bậc trung cũng bị ảnh hưởng, nếu họ không được trang bị các kiến thức mới, sáng tạo của nền kinh tế số.

Và rõ ràng, trong bối cảnh như vậy, thị trường lao động trong nước sẽ cần những giải pháp toàn diện từ tất cả các bên có liên quan, để hướng tới nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, thông qua phát triển kỹ năng và tăng cường trí thức cho người lao động trong tình hình mới.

Trong bối cảnh như vậy thì có tới 79% doanh nghiệp hiện nay không có ngân sách cho đào tạo và đào tạo lại, vì vậy, họ kêu gọi các Chính phủ cần ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liệt, để nâng cao kỹ năng nghề và có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Về xu thế của thế giới, diễn đàn kinh tế thế giới đưa ra nhận định ở phạm vi toàn cầu, trong đó báo cáo mới cho thấy, tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19 và cách mạng công nghiệp 4.0, thì trong 5 năm tới, trên 80% doanh nghiệp sẽ gia tăng làm việc từ xa và chuyển sang số hóa nhanh chóng; các quy trình làm việc và tỷ lệ tự động hóa lên đến 50%, cùng với đó là tỷ lệ tương ứng người lao động phải được đào tạo lại, bổ sung kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu công việc.

 Các yếu tố ảnh hưởng đên tăng năng suất lao động ở Việt Nam. Nguồn: VEPR

Các yếu tố ảnh hưởng đên tăng năng suất lao động ở Việt Nam. Nguồn: VEPR

Một số tổ chức quốc tế và tổ chức OECD cũng đưa ra nhận định, kỹ năng lao động, người lao động có kĩ năng, được coi là một đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu. Vì trong thế kỷ 21, nó không chỉ mang lại năng lực cạnh tranh tốt hơn, năng suất lao động tốt hơn, mà còn mang tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng 55 triệu lao động, nhưng điểm nghẽn chính là chất lượng nguồn nhân lực vì tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,5%, chỉ số kĩ năng có tăng những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức rất thấp, có khoảng cách rất xa so với các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Tỷ lệ người lao động được đào tạo trình độ đại học trở lên, nhưng làm vị trí công việc chỉ trình độ cao đẳng trở xuống lại có khoảng cách tăng lên qua các năm. Trong 10 năm qua, tỷ lệ này đã tăng 12% năm 2012 và đến nay đã tăng lên 25%, đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hơn hai thập kỷ qua.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh là, chúng ta sẽ hết cơ hội để tranh thủ thời cơ dân số vàng nếu không tăng tốc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng.

>>TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Gắn trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực với doanh nghiệp

Nâng cao vai trò doanh nghiệp

Hiện nay 80% doanh nghiệp đã chủ động đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực lao động, đây là một điểm đáng mừng và doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc liên kết với các cơ sở giáo dục bên ngoài để đào tạo nâng cao kỹ năng, tuy nhiên vẫn còn chậm trễ.

Các kịch bản phục hồi, các số liệu dự báo có thể khác nhau, nhưng chắc chắn khi kết nối lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì nhu cầu lao động có kỹ năng sẽ tăng cao và nhu cầu lao động ít được đào tạo sẽ giảm.

Đồng thời, 80% các doanh nghiệp biết đến công nghệ đặc thù trong cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng có tới 42% doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị gì về nhân lực, 39% đang xây dựng kế hoạch, chỉ có 11,8 % là đã có kế hoạch chưa triển khai và 6 % là đã đang triển khai và có kết quả. Đây là một sự hạn chế của cộng đồng doanh nghiệp trong việc chuẩn bị lực lượng lao động cho cách mạng công nghiệp 4.0 và cho việc tái cấu trúc nền kinh tế.

Việc tái cấu trúc nền kinh tế của chúng ta gắn liền với phục hồi và phát triển bền vững, do vậy bên cạnh việc thúc đẩy tiến độ bao phủ vaccine để khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, thì cần tập trung vào các trụ cột quan trọng của phục hồi kinh tế đó là: Đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn; Triển khai các chương trình đầu tư quy mô lớn, có tác động lan tỏa; Nâng cao chất lượng thể chế chính sách, môi trường đầu tư; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động; và Đẩy nhanh đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề.

Nếu chúng ta tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng lao động và đổi mới công nghệ, thì chúng tôi cho rằng lò xo năng suất lao động sẽ kích hoạt, sẽ bung ra.

Trong trạng thái bình thường mới, chính kỹ năng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp các ngành công nghiệp mới, năng suất lao động cao sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ, qua đó sẽ giúp nền kinh tế không những thoát khỏi suy thoái mà còn đồng thời được tái cấu trúc theo hướng hiệu quả hơn, đi vào tăng trưởng theo chiều sâu bền vững và bắt kịp với xu thế tiến bộ của thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kích hoạt “lò xo” năng suất lao động tại chuyên mục Quản trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714017462 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714017462 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10