Kiềm chế lạm phát: Giảm thuế, phí để kéo chi phí đẩy

NGUYỄN VIỆT 13/06/2022 11:20

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. HCM) chia sẻ với DĐDN bên hành lang Quốc hội về việc triển khai 5 dự án giao thông trọng điểm thời gian tới.

>>5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 5): Vành đai 3 kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, nếu không kiểm soát được lạm phát thì 5 dự án giao thông trọng điểm này rất có thể sẽ bị “vỡ trận”.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. HCM).

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. HCM).

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng bày tỏ sự lo ngại về việc triển khai các dự án giao thông trọng điểm trong thời gian tới không chỉ gặp khó trong vấn đề giải phóng mặt bằng, mà còn gặp khó do yếu tố về giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tiền lương…

“Do đó, yếu tố cần thiết nhất hiện nay là kiểm soát lạm phát. Nếu chúng ta không kiểm soát được lạm phát thì sẽ “vỡ trận” hết tất cả các kế hoạch”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Điều này đã từng xảy ra ở thời điểm năm 2008 và 2010. Khi lạm phát xảy ra cao đã dẫn đến năm 2011 buộc chúng ta phải dừng hết tất cả các dự án đầu tư bằng kết luận 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ.

Đó là ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Như vậy, các dự án đã buộc phải dừng lại. Cho nên, nếu chúng ta không rút ra bài học đó sớm, trong đó không dám giảm thuế, giảm phí đối với các chi phí đầu vào thì sẽ dẫn đến tình trạng mà đã từng xảy ra.

“Đây chính là điều tôi rất lo ngại, cho nên tôi đề nghị Chính phủ sớm quan tâm vấn đề này”, đại biểu Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Vẫn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, hiện nay tại sao lạm phát trên thế giới lại tăng cao, như Mỹ đạt đỉnh 8,5%, châu Âu là 8,1%, Anh là 9%. Trong khi đó, Việt Nam chỉ có 2,25%? Lý do theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, lạm phát bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính. Thứ nhất, cầu kéo. Thứ hai, chi phí đẩy.

Cầu kéo tức là do tổng cầu tăng nhanh từ chính sách nới lỏng tài khoá, chính sách tiền tệ. Việc các nước nới lỏng để hỗ trợ phục hồi kinh tế, cho nên họ đã đưa lãi suất về 0%. Do đó, khi lạm phát xảy ra thì họ nâng lãi suất lên.

>>5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 1): Vành đai 4 tạo động lực cho cả Bắc Bộ

nếu không kiểm soát được lạm phát thì tất cả các dự án lớn này rất có thể sẽ bị “vỡ trận”.

Nếu không kiểm soát được lạm phát thì tất cả các dự án giao thông trọng điểm có thể sẽ bị “vỡ trận”.

Còn Việt Nam không đưa lãi suất về 0%, lãi suất của chúng ta vẫn neo ở mức độ cao trên 4%. Cho nên, tại sao các nước tăng lãi suất còn Việt Nam không nên tăng, vì đã neo ở mức cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có nới lỏng tiền tệ.

Đối với chi phí đẩy, do cuộc xung đột Nga-Ukraine, do giãn cách xã hội… cho nên giá xăng dầu tăng lên. Từ đó, làm cho các nước bị tác động 2 yếu tố, đó là cầu kéo và chi phí đẩy.

Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ bị tác động từ chi phí đẩy, còn cầu kéo thì chưa bị kéo. Vì các gói hỗ trợ chưa triển khai, đang được bàn luận để thông qua. Nhưng thời gian tới, yếu tố cầu kéo sẽ tác động đến Việt Nam.

Như vậy, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, để kiểm soát lạm phát thời điểm này, Việt Nam phải kéo chi phí đẩy, chứ không phải giảm hay hãm cầu. Và muốn giảm chi phí đẩy thì phải giảm thuế, phí.

Chúng ta nên có những giải pháp kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách đồng bộ. Chính phủ nên trình Quốc hội hỗ trợ những hộ gia đình khó khăn, người lao động thu nhập thấp… để đảm bảo an sinh. Và có thể dùng nguồn thu đó để giảm thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó ưu tiên giảm thuế xăng dầu để hạn chế ảnh hưởng domino đến các loại giá hàng hóa khác. Cùng với đó, phối hợp với chính sách tiền tệ.

Những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần được ưu tiên, đẩy nhanh bên cạnh hỗ trợ an sinh xã hội.

Trong chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cần làm sao giữ được ổn định lãi suất cho vay, đồng thời triển khai nhanh hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp theo Nghị định 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 về hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội…. Những chính sách này kết hợp lại sẽ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức và có điều kiện tăng tốc.  

Có thể bạn quan tâm

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 5): Vành đai 3 kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    06:30, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 4): Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thuộc Chương trình phục hồi kinh tế

    05:15, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 3): Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tạo sức lan toả cho ĐBSCL

    04:13, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 2): “Đánh thức” du lịch Tây Nguyên từ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột 

    03:00, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 1): Vành đai 4 tạo động lực cho cả Bắc Bộ

    04:00, 30/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiềm chế lạm phát: Giảm thuế, phí để kéo chi phí đẩy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO