Kiến nghị thành lập tổ công tác liên bộ gỡ khó về logistics

Diendandoanhnghiep.vn VCCI đề nghị thành lập Tổ công tác của liên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công thương để rà soát và tháo gỡ các khó khăn hiện nay về chi phí logistics, tình trạng thiếu container.

Trong văn bản gửi Bộ KH&ĐT đề xuất các chính sách, giải pháp phục vụ xây dựng đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tình hình hiện tại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần gấp rút lập Tổ công tác của liên Bộ Giao thông Vận tải và Công thương để rà soát và tháo gỡ các khó khăn về chi phí logistics, tình trạng thiếu container.


gành logistics toàn cầu đối mặt 3 làn sóng khủng hoảng liên tiếp, Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy này.

Ngành logistics toàn cầu đối mặt 3 "làn sóng" khủng hoảng liên tiếp, Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy này.

Có thể thấy, ngành logsitics toàn cầu đã liên tiếp gặp khủng hoảng từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đầu tiên là khủng hoảng thiếu hụt container trầm trọng trong bối cảnh các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi nhanh chóng từ đại dịch Covid-19, thị trường bùng nổ làn sóng mua hàng. Thiếu container nên việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ đều bị trì trệ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng chịu cảnh giá cao.

Cuộc khủng hoảng thứ hai đến từ việc một trong những con tàu container lớn nhất thế giới - Ever Given - bị mắc kẹt ở kênh đào Suez, chặn tuyến đường giao thương chính của thế giới trong gần một tuần. Khoảng 12% thương mại toàn cầu đi qua kênh đào này với trung bình hơn 50 tàu chở hàng đi qua mỗi ngày. Kết quả, dòng thương mại hàng hóa quốc tế trị giá 9 tỷ USD mỗi ngày bị gián đoạn nghiêm trọng.

Giờ đây, thế giới chuẩn bị phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng vận tải biển mới khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở miền nam Trung Quốc, làm gián đoạn hoạt động của các cảng biển và gây chậm trễ trong việc giao hàng.

Cũng bởi những làn sóng khủng hoảng liên tiếp này mà trong văn bản gửi Bộ KH&ĐT đề xuất các chính sách, giải pháp phục vụ xây dựng đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tình hình hiện tại, VCCI cho biết, các doanh nghiệp phản ánh chi phí logistics có sự gia tăng mạnh từ năm 2020 tới nay về cước vận tải và tình trạng thiếu container. Ở một số cảng, giá đã tăng gấp đôi so với giá mấy tháng trước và gần gấp 6 lần so với giá đầu năm 2020. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn liên hoàn.

Đơn cử, tại văn bản gửi VCCI chi nhánh Đà Nẵng, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, từ tháng 10/2020 đến nay phía doanh nghiệp đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc đặt tàu với chi phí tăng cao từ 5-6 lần so với cùng kỳ năm 2019-2020 để vận chuyển các lô hàng từ Việt Nam đến châu Âu và Mỹ.

Bà Nguyễn Thị Phi Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước nói rằng các hãng tàu cũng dự đoán tình hình container và giá vận chuyển sẽ ổn định trở lại sau Tết Nguyên đán và trong quý I/2021. Tuy nhiên, theo bà Anh nhận thấy giá vận chuyển hiện tại ngày càng tăng cao và ở một số cảng đã có giá gấp đôi so với tháng 12/2020 và gấp 6 lần so với giá đầu năm 2020.

Làm các phép so sánh về giá, VCCI chỉ ra các mức phí logistics đang có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể, giá vận tải container từ Việt Nam đi cảng Los Angeles (Mỹ) cũng đã tăng từ 1.800 USD hồi đầu năm 2020 lên mức 8.000 USD/container hiện tại; đi cảng Jacksonville (Mỹ) cũng tăng từ 3.900 USD lên mức 12.000 USD/container...

VCCI cũng chỉ ra, giá vận tải container từ Việt Nam đi cảng Southamton (Anh) đầu năm 2020 là 1.600 USD/container, đến tháng 12/2020 là 5.000 USD/container và tháng 5 là 9.100 USD/container.

Điều đáng nói, mặc dù giá thuê cao như vậy nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó đặt được container, do tình trạng được báo là thiếu container tại các cảng, các tuyến.

"Ngoài chi phí cước giá tàu tăng cao, nhiều hãng tàu còn cộng thêm nhiều loại phí như phụ cước tàu, phí đặt chổ trước (từ 1.000-2.000 USD), phí hủy đặt chỗ,... Mặc dù chi phí cước tăng cao, tuy nhiên do tình trạng thiếu hụt container và tắc nghẽn tại các cảng biên nên các hãng tàu thường xuyên thông báo hủy chuyến, trễ lịch tàu. Công ty cung nhiều doanh nghiệp khác hiện nay phải chấp nhận việc đặt chỗ mà chưa biết giá vận chuyển để bảo đảm có chỗ trên tàu", bà Nguyễn Thị Phi Anh cho hay.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, muốn thuê container cũng phải đặt trước 1 tháng mà nhiều trường hợp vẫn không thuê được container. Các doanh nghiệp gần như đang phải tranh nhau chỗ để đặt thuê container.

"Ngay cả khi doanh nghiệp đã đăng ký được container đóng hàng đưa ra cảng để lên tàu xuất khẩu rồi nhưng vì thiếu hụt lượng container dẫn đến các hãng tàu liên tục hoãn chuyến, có nhiều tàu phải hoãn 4-5 lần (tương đương khoảng 10-15 ngày) trên mỗi chuyến, gây nên việc chậm trễ đơn hàng xuất khẩu, nhất là các đơn hàng phải giao để kịp quota nhưng tàu hoãn dẫn đến chậm trễ buộc phải hủy giao hàng, chi phí lưu container ở cảng cũng tăng lên gấp bội", văn bản của VCCI gửi Bộ KH&ĐT cho biết.

giá vận tải container từ Việt Nam đi cảng Southamton (Anh) đầu năm 2020 là 1.600 USD/container, đến tháng 12/2020 là 5.000 USD/container và tháng 5 là 9.100 USD/container.

Giá vận tải container từ Việt Nam đi cảng Southamton (Anh) đầu năm 2020 là 1.600 USD/container, đến tháng 12/2020 là 5.000 USD/container và tháng 5 là 9.100 USD/container.

Vẫn theo VCCI, trên thị trường container rỗng hiện nay, doanh nghiệp nào trả cước cao hơn thì hãng tàu sẽ cấp container. Thậm chí các doanh nghiệp đã có được booking container (đăng ký container) rồi nhưng do cước phí thuê container tăng lên hàng ngày nên các hãng tàu sẵn sàng hủy booking của doanh nghiệp đó để chuyển cho doanh nghiệp khác nếu trả cước cao hơn.

Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn sau vụ tắc nghẽn kênh đào Suez hồi cuối tháng 3 và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển.

"Việc thiếu hụt container cho xuất nhập khẩu hàng hóa đã và đang dẫn đến ách tắc cả cho các lô hàng xuất khẩu lẫn các lô nguyên liệu nhập khẩu của doanh nghiệp, đồng thời làm gia tăng chi phí thuê container tại tất cả các cảng biển, gây ra nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng của nhiều ngành hàng, đồng thời cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải trả thêm chi phí lưu kho, lưu bãi do các lô hàng bị ách tắc tại các cảng biển do không thuê được container vận chuyển", VCCI nêu rõ.

Theo VCCI, tình trạng này đang trực tiếp tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp đã bị hủy, chậm giao hàng, chậm thanh toán và, không ký tiếp được đơn hàng mới dẫn đến rất nhiều khó khăn.

Những khó khăn do chi phí bị tăng giá, nguồn container bị thiếu hụt cùng với cơn bão Covid-19 đang khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước thách thức chưa từng có. VCCI cho biết, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp rất khó khăn mới ký được các đơn hàng nhưng ngay cả khi có đơn hàng, với việc cước phí thuê container tăng quá cao và doanh nghiệp rất khó khăn trong việc thuê được container hàng để xuất nhập hàng hóa, các doanh nghiệp cũng đang đứng trước tình trạng thua lỗ trầm trọng và đình đốn sản xuất do giá thành sản xuất tăng cao và không xuất khẩu được hàng hóa.

Từ những nguyên nhân trên, VCCI đề nghị thành lập Tổ công tác của liên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công thương để rà soát và tháo gỡ các khó khăn hiện nay về chi phí logistics, tình trạng thiếu container. Tổ công tác này cần làm việc chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng, các cảng biển, các hãng tàu… để đưa ra các giải pháp hạn chế tình trạng thao túng giá, đẩy giá của một số bên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị thành lập tổ công tác liên bộ gỡ khó về logistics tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711679450 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711679450 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10