KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần "hà hơi, thổi ngạt để cứu doanh nghiệp và nền kinh tế”!

DUY LONG - NGUYỄN GIANG 27/09/2021 05:23

Hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động, hàng trăm nghìn lao động bị mất việc làm; GDP quý III gần như tăng trưởng âm. Do đó, việc “hà hơi, thổi ngạt” để cứu nền kinh tế là hết sức cần thiết.

Đó là kiến nghị của các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước khi chỉ tiêu kinh tế đều âm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Cần“hà hơi, thổi ngạt”

Theo ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch, chia sẻ: Nếu nhìn vào số liệu thống kê, chúng ta có thể thấy 3 chỉ tiêu kinh tế cơ bản gồm: sản xuất công nghiệp bán lẻ, doanh thu dịch vụ, đầu tư công… đều âm 2 tháng liên tiếp. Ở tháng 7 và 8, GDP quý III gần như chắc chắn sẽ tăng trưởng âm là vấn đề rất đáng báo động. Do đó, việc “hà hơi, thổi ngạt” bằng bình ô xy nào để cứu doanh nghiệp, đang là vấn đề cấp bách mà các cơ quan quản lý nhà nước cần phải đưa ra một cách nhanh chóng để cứu nền kinh tế – ông Phương đặt vấn đề.

Theo ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch, chia sẻ: Nếu nhìn vào số liệu thống kê, chúng ta có thể thấy 3 chỉ tiêu kinh tế cơ bản gồm: sản xuất công nghiệp bán lẻ, doanh thu dịch vụ, đầu tư công… đều âm 2 tháng liên tiếp. Ở tháng 7 và 8, GDP quý III gần như chắc chắn sẽ tăng trưởng âm là vấn đề rất đáng báo động. Do đó, việc “hà hơi, thổi ngạt” bằng bình ô xy nào để cứu doanh nghiệp, đang là vấn đề cấp bách mà các cơ quan quản lý nhà nước cần phải đưa ra một cách nhanh chóng để cứu nền kinh tế – ông Phương đặt vấn đề. Cũng theo ông Phương, trên thị trường du lịch hiện nay chỉ còn khoảng 5% doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng.

Theo ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch: Nếu nhìn vào số liệu thống kê, chúng ta có thể thấy 3 chỉ tiêu kinh tế cơ bản gồm: sản xuất công nghiệp bán lẻ, doanh thu dịch vụ, đầu tư công… đều âm 2 tháng liên tiếp. Thị trường du lịch hiện nay chỉ còn khoảng 5% doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng.

Cũng theo ông Phương, trên thị trường du lịch hiện nay chỉ còn khoảng 5% doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng. Doanh thu du lịch lữ hành giảm hơn 61 % so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dừng hoạt động do phải thực hiện 3 tại chỗ phát sinh nhiều chi phí như: chi phí test nhanh, PCR... khiến doanh nghiệp không thể hoạt động. Do đó, điều lo lắng nhất trong lúc này là “sức khỏe” của doanh nghiệp không đủ sức để tái khởi động. Vì vậy, cần cơ chế rõ ràng để kích thích các doanh nghiệp hoạt động trở lại trong trang thái bình thường mới.  - ông Phương nói

Đồng quan điểm, ông Lưu Đức Kế - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông Du lịch Việt chia sẻ: Trong lúc khó khăn thì chúng ta càng phải bình tĩnh, chắc chắn, từng bước thí điểm, khó nhưng vẫn có thể làm được. Lần kích cầu thứ 3 chúng ta có khẩu hiệu “đi du lịch là yêu nước” thì bây giờ cũng vậy. Bên cạnh đó, đi cùng du lịch là lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Và sau khi TP HCM cho phép thí điểm một số dịch vụ trở lại, các chuỗi thực phẩm và đồ uống (F&B) mong muốn được tái khởi động. Nhưng khởi động như thế nào thì cần những hướng dẫn cụ, đặc biệt là hướng dẫn từ các địa phương trong việc thực hiện 3 tại chỗ, chi phí test nhanh và PCR (âm tính), và có hiệu lực trong 72 giờ đang là gánh nặng cho doanh nghiệp  – ông Kế nhấn mạnh.

Tương tự, ông Phạm Hà - Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Lux Group, cho biết: Tính trong 8 tháng, cả nước có 85,5 nghìn doanh nghiệp phá sản. Hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng do mất công ăn việc làm. Trong đó, chỉ tính riêng ở mảng lữ hành, số lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 90%, tương đương trên 12.100 người.

Và nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch. Vừa qua, Bộ VHTT&DL cũng đã đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, như: giảm tiền thuê đất, giảm giá điện đến năm 2023; Giảm 80% ký quỹ đối với các doanh nghiệp lữ hành....

Tuy nhiên, về giải pháp lâu dài, ông Hà cho rằng vấn đề không phải là thuế phí. Việc Chính phủ cho phép thí điểm hộ chiếu vaccine đón khách quốc tế đến Phú Quốc từ tháng 10 đã mở ra tín hiệu tích cực cho ngành du lịch. Và theo các doanh nghiệp du lịch, ngoài việc mở cửa thị trường quốc tế thì nguồn oxy cho doanh nghiệp du lịch vẫn là thị trường nội địa. Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường nội địa vẫn đang bó hẹp chỉ tiếp những người trong tỉnh, hạn chế số lượng người và nhân viên phục vụ cũng như khách du lịch như: buộc phải test nhành, PCR (âm tính) trong 72 giờ trong khi đã tiêm vaccine 1-2 mũi là hết sức bất cập . Do vậy, một số doanh nghiệp mong muốn có thể thí điểm hộ chiếu vaccine trong nước cho thị trường du lịch nội địa mà không cần phải test nhanh, PCR để giảm chi phí cho cả doanh nghiệp lẫn khách du lịch – ông Hà đề xuất.

Không chỉ các doanh nghiệp du lịch mà ngành dịch vụ lương thực thực phẩm, nhà hàng, doanh nghiệp sản xuất cũng không mấy khả quan khi phải oằn mình cõng thêm các chi phí phát sinh do phải thực hiện test nhanh, PCR,  3 tại chỗ.

Theo bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, cho biết: Giữa tháng 9, Lãnh đạo 14 hiệp hội doanh nghiệp có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đề xuất chiến lược "Phòng chống dịch theo điểm". Cụ thể, không áp dụng phong toả, cách ly theo vùng địa lý mà áp dụng quản lý, phòng chống dịch theo Điểm và tập trung quản lý dịch bệnh bằng việc xét nghiệm định kỳ hoặc theo xác suất tại các điểm”. Tuy nhiên, việc xét nghiệm, test nhanh, PCR ... lại đang là gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp trong khi chỉ tối đa và hạn chế 20%-30 % lượng lao động được sản xuất là hết sức bất cập. Do đó, việc áp dụng phòng dịch theo điểm giúp các doanh nghiệp chưa có điều kiện phủ hết vắc xin cho người lao động, các cá nhân dù chưa tiêm chủng hoặc đã được tiêm chủng đều có cơ hội làm việc, đi lại như nhau nhưng bắt buộc phải xét nghiệm theo quy định nhưng cho doanh nghiệp được chủ động trong việc xét nghiệm là rất cần thiết. Sau đó, không khống chế số lao động tham gia làm việc tại các điểm như quy định hiện nay mà cho phép doanh nghiệp được bố trí lao động phù hợp với quy mô sản xuất của từng nơi – bà Chi nói.

Đồng quan điểm, ông Võ Quang Thuận - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Cao su Bình Phước, cho rằng:  Với doanh nghiệp sản xuất, thì chỉ riêng việc xin giấy tờ 3 tại chỗ đã khiến doanh nghiệp vô cùng mệt mỏi. Chưa kể hiện đơn vị có 400 lao động đang thực hiện "3 tại chỗ" và thường xuyên phải thực hiện xét nghiệm (3 ngày/lần) thì chi phí là quá lớn.

Trước những bất cập trên, chúng tôi đã kiến nghị xã hội hoá trong việc test nhanh (tức là bản thân tự mua kit), và xin Chính quyền tổ chức test cho chúng tôi thế nhưng vẫn chưa được. Mỗi lần test là chi phí là mấy trăm nghìn (hơn 200 nghìn/người/3 ngày). Nói thật, 20% công nhân bị test  thì lợi nhuận của doanh nghiệp không được như vậy. Thế nhưng, nếu không sản xuất thì doanh nghiệp có nguy cơ phải đền họp đồng về đơn hàng là nguy cơ rất lớn. Vì vậy, nếu có thể được thì cho doanh nghiệp được xã hội hoá vaccine hoạc test nhanh để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, đừng đưa doanh nghiệp vào cái khó - ông Thuận nói.

Tính trong 8 tháng, cả nước có 85,5 nghìn doanh nghiệp phá sản. Hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng do mất công ăn việc làm. Trong đó, chỉ tính riêng ở mảng lữ hành, số lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 90%, tương đương trên 12.100 người.

Tính trong 8 tháng, cả nước có 85,5 nghìn doanh nghiệp phá sản. Hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng do mất công ăn việc làm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

… và cứu nền kinh tế

Đáng chú ý, mới đây, 4 hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gồm Hiệp hội doanh nghiệp MỹAmCham, Hội đồng tư vấn kinh doanh Mỹ - Asean, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu EuroCham và Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam KoCham cũng đã có đơn kiến nghị tới Chính phủ.

Theo ông Alain Cany - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), chia sử: Khảo sát gần đây của các hiệp hội cho thấy ít nhất 20% thành viên sản xuất của chúng tôi đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác. Nhiều thành viên có các cuộc trao đổi hàng đêm với trụ sở khu vực và toàn cầu để có quyết định về sự chuyển hướng hay dịch chuyển. Để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, kể cả so với Malaysia, Indonesia và Thái Lan, Việt Nam phải hành động ngay từ bây giờ. Lý do là các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng: Ngoài vắc xin, hệ thống vắc xin điện tử, Chính phủ cần tái mở cửa và thiết lập trạng thái bình thường mới cho sản xuất. Các doanh nghiệp có hồ sơ theo dõi và kế hoạch rõ ràng trong phòng dịch cần được kích hoạt ngay để nền kinh tế không bước vào suy thoái - ông Alain Cany nói.

Bà Nguyễn Thị Phương Lam - Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư, Công ty Chứng khoán Rồng Việt: Nếu chỉ xét trong tháng 8/2021, 3 chỉ số kinh tế quan trọng đều tăng ở con số âm, cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) -7,4%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (RSI) -33,7%; Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN -24,7%

Bà Nguyễn Thị Phương Lam - Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư, Công ty Chứng khoán Rồng Việt: Nếu chỉ xét trong tháng 8/2021, 3 chỉ số kinh tế quan trọng đều tăng ở con số âm, cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) -7,4%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (RSI) -33,7%; Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN -24,7%

Phân tích về các nguyên nhân và sức khoẻ của các khu vực kinh tế, bà Nguyễn Thị Phương Lam - Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư, Công ty Chứng khoán Rồng Việt, nhận định: Khả năng cao là tăng trưởng quý III sẽ ghi nhận mức tăng trưởng âm. Riêng sản xuất công nghiệp sẽ âm 2,5% so với cùng kỳ. Và bán lẻ hàng hóa sẽ tăng trưởng âm 30%. Chỉ có nông nghiệp là sẽ tăng trưởng dương trong Quý III này.

Do đó, có thể thấy, sức khỏe của các khu vực kinh tế công nghiệp – dịch vụ đã nhanh chóng phản ánh lên các số liệu thống kê. Nếu chỉ xét trong tháng 8/2021, 3 chỉ số kinh tế quan trọng đều tăng ở con số âm, cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) -7,4%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (RSI) -33,7%; Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN -24,7%

Đáng chú ý, trước đó, tháng 7/2021 các chỉ tiêu này cũng diễn biến tương tự: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) -0,3%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (RSI) - 19,8%; Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN -1,7%.

 Và theo phương pháp tính Tổng sản phẩm trong nước GDP, thì Công nghiệp chiếm tới 40%, Dịch vụ 40%. Còn lại mới là nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Vì bậy, việc tái khởi động để cứu nền kinh tế không bị rơi vào tình trạng tăng trưởng âm là hết sức cấp bách – bà Lam phân tích.

Như vậy, nhìn vào bối cảnh của nền kinh tế khi bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, phân tích của các chuyên gia và doanh nghiệp cho thấy: nếu tháng 9 các chỉ số vẫn giữ nguyên như tháng 8, thì chắc chắn quý III tăng trưởng GDP sẽ là âm ở mức -4,8% đến -8.5%. GDP quý I và quý II lần lượt tăng trưởng ở mức 4,48% và 6,61%. Thì áp lực của nền kinh tế đổ dồn vào quý IV năm nay. Do đó, việc “hà hơi, thổi ngạt” để cứu doanh nghiệp và nền kinh tế trong lúc này là hết sức cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Nới rộng điều kiện hưởng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ

    20:33, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Chủ tịch VAA kiến nghị những giải pháp cấp thiết cho doanh nghiệp

    19:12, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Giảm 50% thuế GTGT cho các ngành bị ảnh hưởng nặng vì COVID-19

    18:40, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Gỡ khó cho các doanh nghiệp tại Thái Nguyên

    17:50, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp mong mỏi lộ trình mở cửa để sản xuất kinh doanh

    17:00, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: VECOM đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn

    16:54, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là duy trì sản xuất

    16:44, 25/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp vận tải mong "gỡ khó" để vượt bão

    16:39, 25/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần "hà hơi, thổi ngạt để cứu doanh nghiệp và nền kinh tế”!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO