KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Fintech, P2P Lending “ngóng chờ” sandbox

Diendandoanhnghiep.vn Sandbox (khung pháp lý thử nghiệm) là vấn đề nóng đối với cộng đồng Fintech, bởi khi chưa có sandbox, nhiều doanh nghiệp hoạt động như P2P lending luôn trong trạng thái thấp thỏm.

Doanh nghiệp Fintech vẫn mong chờ những quy định rõ ràng cho các lĩnh vực của Fintech.

Doanh nghiệp Fintech vẫn mong chờ những quy định rõ ràng cho các lĩnh vực của mình.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng - Sandbox.

Cùng với việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định trên, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ trong quá trình xây dựng Nghị định, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản pháp luật có liên quan, trình Chính phủ trong quý IV năm 2021.

Theo ông Nguyễn Minh Hoàng – chuyên gia Fintech, trong lĩnh vực Fintech, cụ thể hơn là thanh toán số và “cho vay cấp vốn – đầu tư số” thông qua mô hình P2P Lending là xu thế tất yếu, rất cần sự quản lý, kiểm soát chặt của cơ quan chức năng nhà nước.

Ông Nguyễn Minh Hoàng

Ông Nguyễn Minh Hoàng

Đây là xu thế tất yếu nhưng có ảnh hưởng lớn tới nền tài chính vi mô, đặc biệt sẽ nắm dữ liệu lớn về xu hướng tiêu dùng cá nhân, những người tiêu dùng phổ thông với số lượng và quy mô lớn.

Các cơ quan quản lý nên thường xuyên có hội thảo góp ý với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, tham khảo thêm ý kiến đóng góp của đại diện người dân (cả người đầu tư và người vay) vì người vay – doanh nghiệp – người đầu tư là người trực tiếp tham gia vào hoạt động này. Do đó luật nên căn cứ vào hoạt động thực tế của người dân.

Hiện nay, các công ty trong nước đang gặp thiệt thòi trên chính sân nhà do chưa có luật rõ ràng. Đơn cử như nhiều ứng dụng/công ty nước ngoài thì ứng dụng của họ xuất hiện trên App Store của Apple còn các ứng dụng của Việt Nam lại bị Apple loại bỏ hoặc đã lên rồi bị gỡ bỏ với lý do ứng dụng của Việt Nam chưa được cấp phép. Do việc chưa có cơ chế cấp phép nên doanh nghiệp Việt Nam không có cách nào đáp ứng được yêu cầu của kho ứng dụng toàn cầu Apple Store. Đây là thua thiệt vô cùng lớn.

Doanh nghiệp Việt Nam mong mỏi cơ quan chức năng sớm đưa ra các tiêu chí phù hợp với bối cảnh của Việt Nam để phát triển năng lực nội sinh của doanh nghiệp Fintech Việt, cạnh tranh sòng phẳng, bình đẳng với các doanh nghiệp/ứng dụng nước ngoài. Như hiện tại việc các ứng dụng đen trá hình với số lượng áp đảo doanh nghiệp Việt làm chính người dân không phân biệt được đâu là ứng dụng đen, đâu là ứng dụng Việt, không có tiêu chí rõ ràng nên rất mong cơ quan quản lý có định hướng hay bộ lọc chuẩn giúp người dùng, đặc biệt là các quy định cụ thể pháp lý cho doanh nghiệp P2P Lending, xây dựng uy tín và lòng tin cho người dân như địa chỉ công ty cụ thể, người đại diện pháp luật, nếu bi đòi nợ đe dọa thì người dân phải liên hệ với ai...

Về vấn đề lãi suất, nguồn vốn, năng lực thẩm định, quy trình thu hồi nợ... cũng cần có hướng dẫn rõ ràng vì hiện tại nhiều doanh nghiệp vẫn căn cứ mức trần không quá 20%/năm để trả lãi cho người đầu tư nhưng mức phí của ứng dụng thì vô tội vạ, có ứng dụng thu phí lên tới hơn 100% gây hệ lụy vô cùng xấu, nhiều hậu quả đáng tiếc đã xảy ra

Điều quan trọng nữa là tính bảo mật thông tin người dùng. Hiện tại không có quy định rõ ràng hay hình phạt cụ thể nếu các công ty P2P Lending làm lộ thông tin người vay. Nếu các ứng dụng đen của nước ngoài nắm dữ liệu người vay, thói quen vay, lịch sử vay của người dân Việt Nam thì cũng là một mối quan ngại cho nền kinh tế vi mô.

Cuối cùng, việc xin cấp phép thí điểm sẽ giống một bài thi. Các công ty P2P Lending như các thí sinh nhưng trong các kỳ thi thì sẽ có định hướng để “ôn luyện”. Việc ôn luyện ở đây chính là các buổi hội thảo góp ý, các buổi gặp gỡ định hướng để các “thí sinh” chuẩn bị tốt hơn, theo đúng yêu cầu, đảm bảo hiệu quả cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.

Về hành lang pháp lý cho Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, theo ông Trần Việt Vĩnh CEO Fiin Credit cho rằng, một khi chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, hoạt động của các Fintech gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, tâm lý khách hàng. Rất nhiều người dân lo ngại nếu xảy ra rủi ro mất tiền thì ai chịu trách nhiệm cho họ, lúc đó giải quyết theo quy định pháp lý nào? Điều này làm cho số lượng người tham gia cũng bị hạn chế hơn. Chưa khuyến khích được các dòng tiền nhàn rỗi trong dân đưa vào nền kinh tế.

Ông Trần Việt Vĩnh.

Ông Trần Việt Vĩnh.

Thứ hai, nhiều tổ chức, cá nhân cả từ nước ngoài đã lợi dụng khoảng trống của pháp lý để tranh thủ lũng loạn thị trường trong gần 3 năm nay, họ trá hình dưới vỏ bọc P2P Lending để làm tín dụng đen phi pháp: cho vay nặng lãi và thực hiện khủng bố tinh thần người vay để đòi nợ… Liên tiếp nhiều trường hợp như vậy tạo ra hình ảnh xấu đối với người dùng, xã hội và cả các cơ quan quản lý nhà nước, vô tình đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech đang nỗ lực gây dựng và phát triển thị trường. Thậm chí bị đánh đồng cho vay online là tín dụng đen, là cho vay nặng lãi.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp lớn, hay các tổ chức tài chính/ngân hàng/quỹ đầu tư muốn hợp tác cùng phát triển với các fintech trong lĩnh vực P2P Lending để mở rộng phạm vi ứng dụng, khai thác được các lợi thế của mô hình dịch vụ mới này mang lại những dịch vụ hữu ích, tiện lợi cho người dân… nhưng không thể ký kết và triển khai được hợp tác.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp Fintech như Fiin Credit không đưa được app lên kho tải App Store của Apple bởi phía Apple yêu cầu phải có giấy phép của Ngân hàng nhà nước mới duyệt đưa app lên. Trong khi ở Việt Nam mô hình dịch vụ này lại chưa có quy định pháp lý cụ thể. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho người dùng trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của các công ty như Fiin Credit. (Trường hợp của Fiin Credit theo kiến nghị của ông Vĩnh là một trong những điển hình đã được ông Hoàng đề cập ở trên)>

“Theo tôi, khi Nghị định được đưa vào thực tiễn sẽ giúp không chỉ Fiin Credit mà các Fintech khác cũng sẽ được tháo gỡ những khó khăn nêu trên. Các doanh nghiệp Fintech trong lĩnh vực P2P Lending sẽ có cơ hội để phát triển công bằng trên chính sân nhà. Qua đó cũng sàng lọc và loại bỏ được các tổ chức, cá nhân hoạt động phi pháp, giúp cho thị trường được trong sạch hơn, người dùng có thể an tâm sử dụng dịch vụ”, ông Trần Việt Vĩnh nhận định.

COVID-19 thứ tư là một phép thử khắc nghiệt với nền kinh tế, doanh nghiệp nói chung và đặc biệt với các doanh nghiệp Fintech, P2P Lending nói riêng. Hơn lúc nào, các doanh nghiệp vừa gặp vướng mắc pháp lý, khó khăn về vốn, áp lực thuế, chi phí, cạnh tranh thiếu lành mạnh... và cần được gỡ khó, được "kiến tạo" môi trường kinh doanh thuận lợi nhất để sớm củng cố, xốc lại nội lực, phục hồi và vươn lên, đóng góp cho nền kinh tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Fintech, P2P Lending “ngóng chờ” sandbox tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713946758 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713946758 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10