SÁCH HAY CUỐI TUẦN: Kinh doanh sành luật

Diendandoanhnghiep.vn "Kinh doanh, đó là cuộc chơi mà chiến thắng thường thuộc về người sành sỏi luật chơi, còn thất bại thì đến với người thực hiện đúng luật chơi".

Vì vậy, kinh doanh cần phải sành luật, phiên bản mới của cuốn Luận giải về Luật Doanh nghiệp - “đứa con tinh thần” của Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

- Ông đã từng viết trên một tạp chí: “Pháp luật là sự bó buộc, khuôn khổ, cứng nhắc. Còn kinh doanh là sự tự do, sáng tạo, linh hoạt, vậy ông “mix” giữa khuôn khổ và linh hoạt cách nào?

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 đã tác động nhiều chiều đến nền kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động kinh doanh của các công ty. Để tận dụng lợi thế cũng như hạn chế các rủi ro trong hoạt động sản xuất – kinh doanh thì những người lãnh đạo, quản lý công ty, các luật sư tư vấn cần phải đưa ra các giải pháp pháp lý chính xác, kịp thời. Muốn vậy, chỉ hiểu biết pháp luật thôi thì chưa đủ, những người lãnh đạo, quản lý công ty, các luật sư tư vấn còn cần phải nắm vững và làm chủ được hoàn cảnh bằng cách vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật, phải trở thành những chuyên gia, những người “sành sỏi”, hiểu biết pháp luật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.

Như bạn nói, đó chính là “mix” giữa linh hoạt trong vận dụng và đúng đắn trong thực thi pháp luật là vậy.

Kinh doanh sành luật (Ứng dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 và quy định liên quan) kế thừa nội dung cuốn sách Luận giải về Luật Doanh nghiệp hiện hành (36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp); tổng hợp, bình luận những điều khoản quan trọng của Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng như các quy định liên quan. Cuốn sách hỗ trợ người đọc hệ thống hóa, nắm bắt được một cách toàn diện và khoa học các quy định pháp luật liên quan đến các vấn đề, vướng mắc thường gặp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, người đọc sẽ được nhấn mạnh những điểm cần lưu ý và những giải pháp mang tính gợi mở cho các vấn đề cụ thể đã từng xảy ra trong thực tiễn. Bên cạnh đó, với góc nhìn so sánh giữa các quy định pháp luật theo quá trình sửa đổi, bổ sung, người đọc sẽ nhận thấy được tiến trình thay đổi, phát triển của Luật Doanh nghiệp nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.

- Vậy theo ông, “sành luật” sẽ là?

Doanh nghiệp muốn hạn chế rủi ro đối với các hợp đồng hay hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững thì trước hết phải hiểu biết, nắm vững và tuân thủ pháp luật
kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp, cùng với Luật Đầu tư, có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động đầu tư, kinh doanh liên quan của doanh nghiệp. Từ Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, quá trình thay đổi và hoàn thiện Luật Doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục, nhanh chóng với 4 lần ban hành mới vào các năm 1999, 2005, 2014 và 2020.

Luật Doanh nghiệp là “kim chỉ nam” trong kinh doanh, vì mục tiêu quan trọng đó, đạo luật này phải thật sự rõ ràng bởi như tôi nói bao nhiêu năm nay, nếu không rõ ràng- hiểu cách nào cũng được, thì cả giới kinh doanh luôn ở vị trí “tù nhân dự bị” trong sự nghiệp của chính mình.

Nguyên tắc của Luật pháp là chỉ có thể có một cách hiểu, bất cứ quy định nào còn tranh cãi thì có nghĩa điều luật đó, quy định pháp luật đó… sai.

- Và doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì nếu chưa “sành” luật như ông nói?

Dưới góc độ nhìn nhận từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, thì các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp cần tham khảo và áp dụng một số loại hình tư vấn pháp luật như sau:

Thứ nhất, Tham gia Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp, để được tư vấn, hỗ trợ về các vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, đồng thời nâng cao ý thức, kiến thức pháp luật nói chung và hiểu biết các chính sách, văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình nói riêng.

Thứ hai, sử dụng tư vấn trong công ty, gọi là trợ lý pháp luật cho giám đốc hoặc thành lập phòng pháp chế của doanh nghiệp. Trong hợp tác quốc tế hiện nay, khi các đối tác nước ngoài thường sử dụng luật sư thì chính các trợ lý pháp luật là người đối thoại thuận tiện nhất với phía đối tác của họ.

Thứ ba, sử dụng các tư vấn pháp lý độc lập, thường là công ty luật, các luật sư, luật gia. Các nhà tư vấn này có hai ưu thế hơn hẳn so với các trợ lý pháp luật nội bộ. Trước hết, do độc lập nên học có điều kiện, cơ hội tiếp xúc và đối diện với nhiều tình huống pháp lý và kinh doanh khác nhau, qua đó tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp đa dạng, phong phú. Họ cũng có các quan hệ xã hội và nghề nghiệp rộng rãi để có thể huy động trí tuệ và lực lượng của nhiều đối tượng khác nhau cho các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc tham gia các dịch vụ tư vấn thường xuyên (hàng tháng, hàng năm) để có thể yên tâm đồng thời hạn chế tối đa được những rủi ro đáng tiếc trong quá trình kinh doanh.

- Xin cảm ơn ông!

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), đã từng là Chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ; thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014; là tác giả của nhiều cuốn sách liên quan đến luật pháp trong kinh doanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết SÁCH HAY CUỐI TUẦN: Kinh doanh sành luật tại chuyên mục Thư giãn của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088462 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088462 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10