Cần xây dựng một hệ thống giải pháp mà trước hết là minh bạch giá cước bằng sàn giao dịch, tránh hiện tượng công ty mẹ hãng tàu nước ngoài công bố giá cước nhưng đại lý tại Việt Nam “thổi” giá.
Cũng phải thẳng thắn rằng, Việt Nam hiện chưa có doanh nghiệp logistics quốc tế vươn tới châu Âu, châu Mỹ nên 80 - 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang thực hiện theo tập quán mua CIF, bán FOB, quyền thuê tàu và chi trả giá cước vận tải thuộc về đối tác nước ngoài nên việc chủ hàng Việt Nam can thiệp vào chuỗi vận tải quốc tế là rất khó.
Tiếp đến, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng cần minh bạch về chất lượng dịch vụ. Đồng thời cho biết cục Hàng hải Việt Nam sẽ tham mưu các cấp có thẩm quyền tìm hiểu thông lệ quốc tế để xây dựng quy định phù hợp, yêu cầu hãng tàu khi đến hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải đăng ký và đảm bảo sự ổn định về số tuyến, số chuyến, số phương tiện, khung thời gian hoạt động, số chỗ trống cấp cho chủ hàng…
Do đó, để đảm bảo quyền lợi về giá cước vận tải cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, ông Hoàng Hồng Giang nhận định cần phải xây dựng một hệ thống giải pháp. “Trước tiên là minh bạch giá cước bằng sàn giao dịch, tránh hiện tượng công ty mẹ hãng tàu nước ngoài công bố giá cước 5.000 USD nhưng đại lý tại Việt Nam “thổi” giá lên 7.000 USD”, ông Hoàng Hồng Giang nhấn mạnh.
--> Xem thêm TẠI ĐÂY.
Về giải pháp ngắn hạn, Cục sẽ cùng các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội liên quan làm việc với các hiệp hội, đại diện các doanh nghiệp châu Âu, châu Mỹ và các hãng tàu đề nghị ổn định giá vận chuyển để có thể lâu dài khai thác thị trường tiềm năng tại Việt Nam. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá của hãng vận tải nước ngoài theo quy định hiện hành.
Đồng thời, đảm bảo thủ tục thông thoáng, hạ tầng luồng lạch cho tàu lớn hành hải làm hàng thuận lợi, không để xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải cho rằng, Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam cần vận dụng tối đa các văn bản pháp luật hiện hành và nghiên cứu các hiệp định thương mại với các quốc gia để có quy định phù hợp về việc yêu cầu các hãng tàu phải thực hiện đăng ký số tuyến, khung giá cước cụ thể khi vào hoạt động tại cảng biển Việt Nam.
“Giá cước đăng ký phải có mức sàn, mức trần đối với từng chặng cụ thể, không phải thả nổi, thích tăng bao nhiêu thì tăng, giảm bao nhiêu thì giảm mà không cần giải thích lý do”, ông Phạm Quốc Long nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 15/07/2021
03:58, 09/07/2021
01:00, 29/01/2021
04:30, 11/07/2021
15:00, 17/06/2021