Kinh tế suy thoái, phương Tây sắp bỏ rơi Ukraine?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 20/12/2023 03:00

Ngày 19/12 vừa qua, các nước G7 đã thống nhất thông qua gói cấm vận thứ 12 nhằm vào kinh tế Nga. Tuy nhiên, sự thật bên trong khiến nhiều người choáng váng.

Đức đã trưng dụng xe tăng trong bảo tàng cung cấp cho Ukraine (Ảnh minh họa)

Đức đã trưng dụng xe tăng trong bảo tàng cung cấp cho Ukraine (Ảnh minh họa)

>>Viện trợ Ukraine đối mặt "cơn gió ngược" ở phương Tây

Mọi việc có nguồn gốc từ các dự báo không mấy sáng sủa với kinh tế châu Âu và khả năng suy thoái nền kinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2024. Làn sóng dân túy đã trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ ở phương Tây, chỉ trích các đảng cầm quyền giành quá nhiều nguồn lực cho Ukraine.

Nhà Trắng đưa ra thông báo viện trợ của Mỹ cho Ukraine sắp hết hạn, đồng thời nhấn mạnh rằng họ chỉ có đủ nguồn ngân sách được phê duyệt cho một gói viện trợ nữa trong năm nay trước khi chính quyền cần phải được Quốc hội phê chuẩn cho các gói tiếp theo. Nhưng nhiệm vụ đó ngày càng trở nên khó khăn khi ngày càng nhiều đảng viên Cộng hòa chặn viện trợ Ukraine, yêu cầu ông Biden tập trung và nguồn lực nhiều hơn vào các vấn đề trong nước như bảo vệ biên giới phía Nam của Mỹ.

Trong khi đó, châu Âu phải đối diện với rất nhiều vấn đề nan giải. Việc ngân sách bị chia sẻ làm suy yếu quân đội và cạn kiệt kho vũ khí. Thậm chí, Bộ quốc phòng Anh phải sử dụng khí tài trong bảo tàng cung cấp cho Kiev.

Tình hình tại Pháp còn bi đát hơn, theo Wall Street Journal, quân đội nước này chỉ còn 90 khẩu pháo, tương tương số lượng mà Nga mất đi mỗi tháng trên chiến trường. Đan Mạch không có pháo hạng nặng, tàu ngầm hay hệ thống phòng không. Quân đội Đức chỉ có đủ đạn dược cho hai ngày chiến đấu.

Không khó để châu Âu đưa ra cam kết viện trợ vũ khí cho Ukraine, nhưng vấn đề là ngành công nghiệp quốc phòng bị cạn ngân sách, không thể tổ chức sản xuất. Anthony King - nhà nghiên cứu chiến tranh tại Đại học Warwick, cho biết châu Âu đã “phi quân sự hóa một cách có hệ thống vì không thể chi thêm tiền”.

Trước tình hình đó, EU sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh khẩn cấp vào đầu tháng 2/2024, tại đây việc viện trợ Ukraine sẽ được thảo luận lại. Rào cản đầu tiên lộ diện, thành viên Hungary đã phủ quyết gói viện trợ 50 tỷ euro cho Kiev khiến mọi nỗ lực vận động hành lang trước đó bị phá sản.

Sự đoàn kết của EU lại bị đặt dấu hỏi khi Thủ tướng Đức Scholz có ý tưởng muốn khối này chỉ còn lại 26 thành viên, hàm ý không còn sự tham gia của Hungary trong tương lai.

Trong khi đó, chủ nghĩa “dân túy” chưa bao giờ bị dập tắt ở “lục địa già” cho dù họ đã đạt đến đỉnh cao của cấu trúc liên minh tầm châu lục. Không lấy làm lạ khi kinh tế khó khăn, già hóa dân số đã thúc đẩy suy nghĩ: các quốc gia nên tự lo cho mình trước khi chờ đợi ban phát từ chính quyền trung ương.

>>Vì sao viện trợ Ukraine bị gạt khỏi dự luật ngân sách Mỹ?

Gói cấm vận thứ 12 của G7 nhằm vào Nga

Gói cấm vận thứ 12 của G7 nhằm vào Nga liên quan đến kim cương

Phương Tây càng tỏ ra bối rối trong vấn đề Ukraine thì Nga càng tăng cường cuộc chiến. Riêng trong ngày 19/12 đã có 105 cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine. 140 khu định cư ở các tỉnh Chernihiv, Sumy, Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Zaporizhia Kherson và Mykolaiv đã bị pháo kích. Chiến sự Nga - Ukraine ngày càng gay cấn.

Moscow dường như đã có kế hoạch leo thang chiến tranh tại Ukraine trong năm tới. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), ông Imangali Tasmagambetov nói với hãng thông tấn Tass rằng, Điện Kremlin đã công bố kế hoạch thực hiện 7 cuộc tập trận chung vào năm 2024.

Trong một diễn biến mới nhất, EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 12 với Nga. Theo đó, EU sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu, mua hoặc chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp kim cương có nguồn gốc từ Nga, được nước này xuất khẩu hoặc quá cảnh qua nước thứ 3.

Có thể bạn quan tâm

  • "Hé lộ" bức tranh kinh tế châu Âu năm 2024

    04:00, 16/12/2023

  • Lộ diện tác động của xung đột Israel - Hamas tới kinh tế châu Âu

    Lộ diện tác động của xung đột Israel - Hamas tới kinh tế châu Âu

    03:00, 12/12/2023

  • Xung đột Israel - Hamas:

    Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu

    04:00, 15/10/2023

  • Kinh tế châu Âu chưa có dấu hiệu khởi sắc

    Kinh tế châu Âu chưa có dấu hiệu khởi sắc

    04:34, 01/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế suy thoái, phương Tây sắp bỏ rơi Ukraine?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO