Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm (Kỳ IV): Những yếu tố thúc đẩy cho tăng trưởng

Diendandoanhnghiep.vn Dự báo mức tăng 3,8% nhưng TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng VEPR cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm phụ thuộc diễn biến tình hình kinh tế thế giới.

Trao đổi với DĐDN, TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng không được như mọi năm trong bối cảnh chung của thế giới. Tuy nhiên, việc đạt được những hiệu quả chống dịch sớm khiến Việt Nam có nhiều lợi thế.

TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam khả năng cao đạt mức 3,8%.

Vị chuyên gia đưa ra dự báo, khả năng cao, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 3,8% năm 2020. Tuy nhiên nếu tình hình bệnh dịch có thêm những diễn biến bất lợi những tháng cuối năm thì tăng trưởng có khả năng chỉ đạt mức 2,2%.

- Vậy những yếu tố nào được đánh giá là tiềm năng để tăng trưởng kinh tế có thể đạt được mức dự báo khả quan 3,8%, thưa ông? 

Chúng tôi đánh giá điều kiện kinh tế Việt Nam năm nay có lợi thế phục hồi năng lực của các doanh nghiệp nội địa lớn hơn các quốc gia chưa khống chế được bệnh dịch. Do đó, kinh tế Việt Nam hiện chỉ phụ thuộc vào diễn biến tình hình kinh tế của Quốc tế. Tuy nhiên cái này chúng ta không kiểm soát được. 

Theo đó, khả năng dịch bệnh và sự cản trở chuỗi cung ứng, các khách hàng đối tác chính ở Mỹ, Trung Quốc, châu Âu còn nhiều vấn đề họ cần phải vượt qua trong mùa thu và mùa đông tới sẽ là những trở ngại.

 
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 3,8% năm 2020

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 3,8% năm 2020.

Nếu chúng ta tiếp tục duy trì được tình hình dịch bệnh trong nước như hiện nay thì mức tăng trưởng có thể đạt 3,8%. Trường hợp xấu hơn, khi chúng ta không kiểm soát được dịch bệnh trong nước cũng như diễn tiến xấu của dịch bệnh trên thế giới thì tăng trưởng kinh tế của chúng ta sẽ đạt thấp, nhưng vẫn tăng trưởng dương so với các nước trong khu vực, tương đương mức khoảng 2,2% trong khi nhiều nước như Thái Lan dự báo tăng trưởng âm. Đó là bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những tháng cuối năm và cả năm 2020.

Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm bao gồm kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại. Cũng như tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi.

Chi phí nguyên nhiên vật liệu duy trì ở mức thấp do suy giảm nhu cầu tiêu thụ và sản xuất, làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung và tận dụng các ưu đãi đầu tư tại Việt Nam, môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức trung bình, tạo điều kiện tốt cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng...cũng là những yếu tố sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.

- Vậy để tăng trưởng tốt từ nay tới cuối năm thì cần ưu tiên những giải pháp như thế nào, đặc biệt là các gói hỗ trợ doanh nghiệp, thưa ông? 

Chúng tôi đánh giá về chủ trương, giải pháp chúng ta đưa ra đã tương đối đầy đủ và được đưa ra ngay từ khi dịch bùng phát với những gói đã được phân bổ về mặt chi phí. Nhưng điều mà chúng tôi cảm thấy khó có thể thực hiện một số vấn đề như giải ngân diễn ra chậm và nhiều cản trở trong hệ thống hạ tầng của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề xã hội chưa vững chắc, chưa tạo được niềm tin cho công chúng.

Việc cấp phát hỗ trợ tại một số địa phương không giải ngân được, gây ra sự không hài lòng của người dân, đây là vấn đề lớn nhất.

Tương tự như vậy với khu vực doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng chính sách lớn của chúng ta theo đuổi chính sách tài khoá mở rộng. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng, mở rộng ở đây nên thông qua việc thu hẹp các khoản thu, giảm tối đa chi phí gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân, thay vì chúng ta mở rộng theo cách duy trì khoản thu nhưng mở rộng chi tiêu vay quá mức. Bởi hạ tầng của chúng ta trong phân bổ các khoản chi tiêu còn kém hiệu quả, thiếu niềm tin.

- Xuất khẩu được xác định là 1 trong 3 yếu tố trong “cỗ xe tam mã” thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm. Động lực này sẽ như thế nào những tháng cuối năm, thưa ông?

Xuất khẩu của chúng ta chủ yếu do trục trặc trong giao dịch trực tiếp khi dịch bệnh xảy ra. Cùng với đó, có sự dịch chuyển thương mại nói chung không liên quan dịch bệnh, như dịch chuyển hàng hoá do tác động từ thương mại Mỹ Trung, nhiều công ty nước ngoài thông qua Việt Nam để xuất khẩu khiến xuất khẩu có tăng trưởng mới.

Điều này cho thấy, bức tranh về xuất khẩu của Việt nam mang tính chất pha trộn, có suy giảm thực sự nhưng cũng có dấu hiệu chúng ta có lợi thế, do đó mà xuất khẩu không giảm sút đột ngột.

Trong quý II/2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 59,55 tỷ USD, giảm 6,47% so với Q2/2019. Tính tới hết tháng 6/2020, Việt Nam xuất khẩu 122,79 tỷ USD, chỉ tăng 0,2% (yoy), chủ yếu do khu vực FDI suy giảm xuất khẩu, trong khi khu vực trong nước vẫn giữ được mức tăng ổn định.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện dẫn đầu với 10,39 tỷ USD trong Quý 2, chiếm 17,45% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 22,75% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đó là các mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 9,08 tỷ USD, giảm 20,09%; hàng dệt may đạt 6,15 tỷ USD, giảm 22,8%. Nhìn chung, xuất khẩu trong nước vẫn phụ thuộc nhiều phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI. Ngay sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, chỉ riêng trong quý 2, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 2 triệu tấn gạo với trị giá đạt 1,016 tỷ USD - mức trị giá cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; tăng 21%.

Trong những tháng cuối năm, Việt Nam có cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng khắp các thị trường nhập khẩu lớn. Chính phủ cần có các biện pháp đúng đắn, tận dụng triệt để cơ hội này.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, người xuất khẩu của Việt Nam có thể chuyển đổi xuất khẩu trực tuyến. Theo đó, thông qua các sàn giao dịch điện tử để thâm nhập các thị trường, khai thác đối tác mới với hình thức mới. Đây là điều hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tất nhiên chúng ta phải học hỏi kỹ năng mới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm (Kỳ IV): Những yếu tố thúc đẩy cho tăng trưởng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714105664 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714105664 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10