Trong ngày xét xử thứ hai trong phiên tòa thứ tư vụ án buôn lậu gỗ trắc lớn nhất Miền Trung HĐXX tập trung xét hỏi vợ chồng ông chủ hãng gỗ Trương Huy Liệu nhằm làm rõ hành vi buôn lậu, trốn thuế.
HĐXX đặc câu hỏi với bị cáo Trương Huy Liệu: “tại bản kết luận điều tra bổ sung số 88/ĐTBS/CSĐT(C44-P4) ngày 26/10/2016, C44 đã kết luận: “Ngày 24/10/2016, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an có Kết luận giám định số 4312/C54-P5, kết luận: Chữ ký đứng tên Khamfong Vorabouth và hình dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào trên bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ của Cty Ngọc Hưng so với chữ ký của ông Khamfong và hình dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào trên bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ của Công ty 407 và Công ty Tâm Tâm là do cùng một người ký ra và do một con dấu đóng ra”, nhưng ông Khamfong không thừa nhận có bán cho Cty Ngọc Hưng, như vậy phải chăng hồ sơ lô gỗ do Cty Ngọc Hưng nhập khẩu về là hồ sơ giả?”
Lý giải về điều này, bị cáo Liệu cho biết: thời điểm đó Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào còn bán số lượng gỗ rất lớn cho nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam chứ không riêng gì Cty Ngọc Hưng, thế nhưng tất cả đều được nhập khẩu và kinh doanh thuận lợi chỉ riêng hai lô gỗ của Cty Ngọc Hưng là bị cơ quan chức năng bắt giữ niêm phong. Nhưng sau 2 năm đã giải tỏa niêm phong cho một lô còn một lô được xem là vật chứng của vụ án này thì được CQĐT bán trong thời gian vụ án đang trong quá trình điều tra là vi phạm quy định luật. Điều này đã được Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao (VKSTC) Trần Công Phàn nêu tại công văn 1713/VKSTC-V1 ngày 2-5-2018 và 2259/VKSTC-V1 về việc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị về vụ án "buôn lậu gỗ trắc". Theo đó, VKSTC cho rằng: "Qua nghiên cứu, thẩm tra tài liệu, hồ sơ vụ án, VKSTC nhận thấy, việc xử lý vật chứng, bán đấu giá lô gỗ trong giai đoạn điều tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Lý giải về nghi vấn làm giả hồ sơ, tài liệu, sử dụng bộ hồ sơ này để xuất khẩu lậu lô gỗ này từ Việt Nam đi Trung Quốc, Bị cáo Liệu viện dẫn quy định pháp luật quy định về thủ tục thông quan, xuất khẩu được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 , Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan”, quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng (bản sao)”. Nghĩa là trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp chỉ cần nộp cho Hải quan nơi làm thủ tục 1 bản sao của Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng mua bán hàng hóa.
“Khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Cty Ngọc Hưng đã ký kết Hợp đồng kinh tế số 83/HĐKT ngày 18/12/2011 với Công ty East Well, Trung Quốc về việc Cty Ngọc Hưng xuất khẩu gỗ cho Công ty East Well, đồng thời cũng đã mở Tờ khai Hải quan số 849/XK/KD/C32D ngày 19/12/2011 cho lô hàng và nộp thuế theo đúng quy định pháp luật thì không thể nói Cty Ngọc Hưng làm giả hồ sơ xuất khẩu, ông Liệu khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
07:50, 15/08/2018
12:00, 30/04/2018
08:02, 13/02/2018
Vậy, tờ khai 1505/2011 là tờ khai Hải quan (TKHQ) thật. Gần 7 năm điều tra, Cơ quan CSĐT không chứng minh được TKHQ 1505/2011 “là giả” và không làm thay đổi được bản chất lô gỗ trắc 535,8 m3 của Cty Ngọc Hưng vẫn là lô gỗ nhập khẩu hợp pháp. Chỉ khi nào Cơ quan CSĐT và VKSTC chứng minh được TKHQ 1505/2011 “là giả” và Cty Ngọc Hưng không khai báo Hải quan để nhập khẩu lô gỗ trắc thì mới truy tố được tội “Buôn lậu theo điều 153 BLHS”, khi đó mới đủ chứng cứ để buộc tội cán bộ Hải quan “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” như cáo trạng quy kết.