Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh

NGUYỄN VIỆT 26/09/2023 20:08

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11, đợt 2 từ ngày 20/11 đến ngày 29/11.

>>Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không để việc lấy phiếu tín nhiệm làm mất đoàn kết nội bộ

Ngay đầu kỳ họp, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Chiều 24/10, Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, sau đó thảo luận ở đoàn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tín nhiệm vào hộp phiếu trong phiên họp của Quốc hội khóa 13, tháng 11/2014. Ảnh: Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tín nhiệm trong phiên họp Quốc hội khóa 13, tháng 11/2014. Ảnh: Quốc hội

Sáng 25/10, các đại biểu lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín, chiều cùng ngày kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố và Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả.

Việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được tiến hành theo Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ năm.

Theo Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Như vậy Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang,  Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh.

Cũng theo quy định tại Nghị quyết 96, chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm căn cứ lấy phiếu tín nhiệm.

Đánh giá về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng việc này nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Đồng thời, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

“Việc lấy phiếu không phải bây giờ mới làm, chúng ta đã hai lần lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, bây giờ phải sửa đổi để thống nhất với Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

>>Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm

>>Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội phê chuẩn

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danhp/Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11, đợt 2 từ ngày 20/11 đến ngày 29/11. Ngay đầu kỳ họp, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Ảnh: Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Ảnh: Quốc hội

Còn theo PGS,TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Hiện nay đang là thời điểm giữa nhiệm kỳ nên cần sự nhìn nhận lại, đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ qua, đặc biệt là những người giữ chức vụ do cơ quan dân cử bầu để xem họ thực hiện chức năng nhiệm vụ như thế nào? Kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua ra sao?

“Do đó, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu ra là vô cùng cần thiết”, PGS,TS. Bùi Hoài Sơn bày tỏ.

Vẫn theo PGS,TS. Bùi Hoài Sơn, việc bỏ phiếu tín nhiệm là để đánh giá đối với những cán bộ không còn đủ năng lực, uy tín. Tránh tình trạng người giữ chức vụ được bầu cứ giữ mãi chức vụ mà không có sự nhìn nhận đánh giá nào.

Bỏ phiếu là để đánh giá cán bộ trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ. Nếu không đạt được số phiếu cần thiết thì sẽ cho thôi chức vụ. Đây là cách đánh giá dứt khoát và công bằng để cán bộ lãnh đạo được bầu có ý thức trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng thể hiện niềm tin rất lớn của nhân dân và cử tri cả nước vào các cơ quan dân cử. Thể hiện trách nhiệm của cơ quan dân cử trong việc đã bầu ra những người giữ các chức vụ đó thì cũng phải có sự đánh giá trong quá trình người ta giữ chức vụ và thực hiện chức trách được giao như thế nào.

Nhiều ý kiến cử tri và nhân dân đồng tình cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm là một kênh giám sát quan trọng của Quốc hội. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không để việc lấy phiếu tín nhiệm làm mất đoàn kết nội bộ

    15:20, 15/05/2023

  • Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm

    01:00, 06/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO