Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Bình Thuận khóa X: Nóng nghị trường dự án "treo"

Hương Giang 25/07/2019 11:10

Những tranh luận gay gắt được mổ xẻ tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Thuận liên quan tới các dự án "treo", dự án "ma", dự án chưa đủ tính pháp lý để triển khai nhưng đã rao bán tràn lan xây xôn xao dư luận.

Theo đó, tại ngày làm việc thứ 2 ngày 24/7/2019 kỳ họp HĐND tỉnh Bình Thuận, ông Xà Dương Thắng, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận cho biết: Hiện toàn tỉnh có 32 dự án kinh doanh bất động sản; 44 dự án du lịch có kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng đã được chấp thuận. Nhưng trong số này, chỉ có 10 dự án đủ điều kiện kinh doanh, số còn lại đều chưa đủ các điều kiện, hoặc chưa triển khai.

Dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát thuộc phường Phú Hài, TP Phan Thiết vừa bị Sở Xây dựng Bình Thuận “tuýt còi” vì chậm triển khai

Dự án Khu Thương mại Dịch vụ và Dân cư Tân Việt Phát thuộc phường Phú Hài, TP Phan Thiết vừa bị Sở Xây dựng Bình Thuận “tuýt còi” vì chậm triển khai

Cũng theo ông Thắng, thời gian qua, Sở đã ban hành 32 văn bản cảnh báo các chủ đầu tư về điều kiện giao dịch, 15 văn bản nhắc nhở, cánh báo các Trung tâm giao dịch bất động sản.

"Nhưng để xử lý cụ thể từng hành vi vi phạm lại không dễ dàng. Nhiều trường hợp các chủ đầu tư không dính vào việc giao dịch, mà chủ yếu hoạt động giao dịch, mở bán được một đơn vị khác giao dịch ở ngoài tỉnh như: Hà Nội hay TP.HCM, nên không thuộc phạm vi xử lý của Sở Xây dựng. Do đó, đối với với những trường hợp này, Sở đã chủ động chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh điều tra xử lý", ông Thắng nói

Phát biểu tại kỳ họp, Đại biểu Phạm Thị Minh Hiếu - Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Thuận, lại cho rằng: Sở Xây dựng phải có trách nhiệm, chứ không chỉ đổ cho chủ đầu tư.

Đại biểu Nguyễn Toàn Thiện - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, cho rằng: Vấn đề này phải công khai từng dự án trong việc nộp tiền sử dụng đất. Xác định khu đất đã được chuyển mục đích sử dụng chưa, việc đền bù cho người dân như thế nào

Đại biểu Nguyễn Toàn Thiện - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, cho rằng: Vấn đề này phải công khai từng dự án trong việc nộp tiền sử dụng đất. Xác định khu đất đã được chuyển mục đích sử dụng chưa, việc đền bù cho người dân như thế nào?

Theo ông Hiếu, hiện nay tại Bình Thuận có dự án đăng ký ban đầu rất nhỏ, nhưng sau xin điều chỉnh lớn dần. “Căn cứ vào mỗi lần điều chỉnh, có trường hợp rao bán tới 2.500 căn nhà, thậm chí tới 6.000 căn. Cái này thuộc quyền cấp phép của Chính phủ chứ không phải tỉnh. Đây là hình thức lách luật, phải được ngăn chặn và xử lý nghiêm” - Ông Hiếu đề nghị.

Tương tự, Đại biểu Nguyễn Toàn Thiện - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, cho rằng: Vấn đề này phải công khai từng dự án trong việc nộp tiền sử dụng đất. Xác định khu đất đã được chuyển mục đích sử dụng chưa, việc đền bù cho người dân như thế nào? Việc này còn rất “lơ mơ” - Đại biểu Thiên nói.

Đại biểu Nguyễn Quốc Thắng - Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Thuận, cho rằng: Hình thức “giữ chỗ” là không có trong Luật kinh doanh bất động sản. Đây là hình thức huy động vốn không đúng quy định của pháp luật - Đại biểu Thắng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Phong - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: Tính đến nay toàn Bình Thuận có 1.518 dự án được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, chiếm diện tích 59.165 ha, tổng nguồn vốn 302.000 tỉ đồng, trong đó đã hoạt động là 1.036; có tác động triển khai là 230; vừa được cấp mới là 113 và thuộc diện chậm triển khai là 139 (chiếm 9%).

Có thể bạn quan tâm

  • Bình Thuận: Công ty Kim Phúc ngang nhiên rao bán đất rừng

    07:10, 25/07/2019

  • Bình Thuận: Khách hàng tố chủ đầu tư ngang nhiên rao bán đất rừng

    23:39, 24/07/2019

  • Bình Thuận: Khởi tố vụ án sai phạm về quản lý đất đai tại TP Phan Thiết

    11:00, 24/07/2019

  • Thách thức dư luận và chính quyền, Địa ốc Alibaba tiếp tục rao bán dự án "ma"

    04:30, 01/07/2019

Cũng theo ông Phong, đối với 139 trường hợp chậm trễ có nhiều nguyên nhân, như: thiếu cơ sở hạ tầng, điện nước, vướng đền bù giải tỏa mặt bằng, sau đó là chủ đầu tư thiếu nguồn tài chính, thiếu thiện chí đầu tư, kéo dài để sang nhượng kiếm lời. Trước thực trạng đó, năm 2018, tỉnh thu hồi tới 38 dự án; 6 tháng đầu năm 2019 mới thu hồi 3 dự án. Theo ông Phong, bên cạnh xem xét thu hồi, Sở tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ các khó khăn cho chủ đầu tư để doanh nghiệp triển khai đúng tiến độ.

Đại biểu Nguyễn Thị Huỳnh Hoa - Chủ tịch UBND P. Mũi Né, TP.Phan Thiết, cho biết: Có những dự án là “đất sạch 100%” (không vướng về đền bù, giải tỏa) nhưng kéo dài từ năm 2005 đến nay không triển khai.

Theo bà Hoa, có tới gần 20 dự án thuộc diện “chây ỳ” ở P.Mũi Né. “Những trường hợp này có dấu hiệu chờ kéo dài để chờ sang nhượng. Theo tôi, tỉnh không nên gia hạn kéo dài mà phải thu hồi ngay”, bà Hoa phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Huỳnh Hoa - Chủ tịch UBND P. Mũi Né, TP.Phan Thiết, cho biết: Có những dự án là “đất sạch 100%” (không vướng về đền bù, giải tỏa) nhưng kéo dài từ năm 2005 đến nay không triển khai

Đại biểu Nguyễn Thị Huỳnh Hoa - Chủ tịch UBND P. Mũi Né, TP.Phan Thiết, cho biết: Có những dự án là “đất sạch 100%” (không vướng về đền bù, giải tỏa) nhưng kéo dài từ năm 2005 đến nay không triển khai.

Trả lời những vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Văn Phong cho biết: Sở dĩ chấp nhận gia hạn là để các chủ đầu tư xử lý các khó khăn, sau thời gian 24 tháng thì mới thu hồi. Tuy nhiên, ý kiến này ngay lập tức bị ĐB Nguyễn Toàn Thiện truy vấn. Ông Thiện cho rằng “Phải xem xét các động thái tác động của các chủ đầu tư. Có những trường hợp tác động để đối phó việc thu hồi của tỉnh, chứ không phải tác động với thiện chí đầu tư, triển khai dự án đúng tiến độ. Cái này phải phân biệt để xem xét thu hồi ngay”.

Tương tự, Đại biểu Phạm Thị Minh Hiếu nói: “Có những dự án từ năm 2004 đến nay chỉ xây cái hàng rào giữ đất, hay xây cái chòi, cụ thể là một số trường hợp ở Mũi Né. Có những dự án chưa thỏa thuận với dân, nhưng tỉnh vẫn cho mở rộng. Thu hồi đất của dân giá rất rẻ để giao cho dự án mở rộng. Ngay sau đó họ lại rao bán với giá cao ngất ngưởng, khiến dân rất bức xúc”, ĐB Hiếu cho biết thêm.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu: UBND tỉnh Bình Thuận phải chỉ đạo các cơ quan chức năng “công khai cho dân biết, dự án nào đủ điều kiện kinh doanh, trường hợp nào chưa đủ

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu: UBND tỉnh Bình Thuận phải chỉ đạo các cơ quan chức năng công khai cho dân biết, dự án nào đủ điều kiện kinh doanh, trường hợp nào chưa đủ

Chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu: "UBND tỉnh Bình Thuận phải chỉ đạo các cơ quan chức năng công khai cho dân biết, dự án nào đủ điều kiện kinh doanh, trường hợp nào chưa đủ. Đồng thời, xử lý đúng quy định của pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh bất động sản trái phép trên địa bàn tỉnh, đề nghị thu hồi các dự án “chây ỳ”, chậm triển khai" - Ông Hùng nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Bình Thuận khóa X: Nóng nghị trường dự án "treo"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO