Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là một kỳ tích. Trong khi các nước đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế.
>>Hôm nay, Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh tại phiên thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, ngày 22/10.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2022 dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành của Quốc hội, tập thể Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã nỗ lực cao nhất trong bối cảnh bị tác động rất nhiều chiều từ thế giới đến trong nước.
Một trong những điểm ít nói đến, nhưng thực sự là quyết sách mang tính chất lịch sử để chuyển hướng cho nền kinh tế và sự phát triển của Việt Nam. Đó là, Nghị quyết 1102 và đặc biệt Nghị quyết 128 đã mở ra hướng rất tích cực. Chúng ta vừa chăm sóc sức khoẻ, đời sống tinh thần người lao động, người dân. Đồng thời mở cửa sản xuất, kinh doanh, du lịch.. Trong đó, có 4 thành tựu chúng ta phải khẳng định rất rõ.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là một kỳ tích. Trong khi các nước đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế.
Thứ hai, lạm phát trong hoàn cảnh thế giới đang bị bão lạm phát nhưng chúng ta đã kiềm chế và giữ được như tỉ lệ cho phép là điều rất đáng mừng.
Thứ ba, các cân đối lớn của Việt Nam đều đảm bảo, thu đủ chi, xuất đủ nhập, lương thực đảm bảo… Những vấn đề này rất cần được tổng kết để rút kinh nghiệm cho năm 2023.
Thứ tư, chúng ta thường ít chú ý nhưng các nước lại đặc biệt chú ý vấn đề này. Đó là tỉ lệ thất nghiệp của người, người lao động và các cân đối lớn trong lĩnh vực xây dựng một thị trường lao động. Trong bối cảnh tới sẽ tác động rất nhiều đến thị trường này.
Đi liền với đó là đời sống của nhân dân đã được cải thiện thêm một bước. Trong quý III/2022 thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/người/tháng, tăng khoảng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021.
Quý III so với quý II tăng trưởng cũng rất nhanh, đặc biệt là khu vực dịch vụ. lực lượng lao động dịch vụ đạt tới 19,2 triệu người.
Gắn với đó là thu nhập tại khu vực dịch vụ lại rất cao, trên 8 triệu đồng/người/tháng. Một lĩnh vực bị chìm sâu nhất, bị ảnh hướng lớn nhất của năm 2021. Chúng ta cần nhìn vấn đề này để đánh giá.
>>Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ba tư lệnh ngành
>>Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV: Đảm bảo chất lượng cao nhất khi thông qua các dự án luật
Tuy nhiên, điều khiến Bộ trưởng Đào Ngọc Dung băn khoăn nhất hiện nay là có nguồn lực đầu tư cho phát triển, như đầu tư công, các chương trình phục hồi kinh tế, 3 chương trình mục tiêu… nhưng đầu tư chậm, thậm chí đầu tư chưa hiệu quả.
“Đây là vấn đề rất trăn trở. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức rất nhiều cuộc họp, nhiều cuộc làm việc để tháo gỡ khó khăn này”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Mặc dù được tháo gỡ nhưng Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá vẫn chưa hiệu quả vì có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do chúng ta. Khâu tổ chức thực hiện là do con người, chúng ta còn chưa dám nói thẳng và thật với nhau để tháo gỡ.
Đơn cử, tại sao trong những năm trước đây thì doanh nghiệp, các nhà đầu tư mặn mà với các công trình. Nhưng hiện nay, đến các cơ quan thẩm định cũng không dám thẩm định, các nhà đầu tư cũng không dám tham gia đầu tư.
Những năm trước, nhà đầu tư phải “cầu cạnh” chủ đầu tư, còn bây giờ thì chủ đầu tư phải đi “mời gọi” nhà thầu nhưng vẫn không tham gia. Vậy, vấn đề vướng mắc ở đây là gì?
Một là, rủi ro. Rủi ro này có một phần pháp lý, một phần là khâu tổ chức thực hiện. Đương nhiên còn có mặt trái của vấn đề.
Hai là, giá cả leo thang. Chúng ta đưa ra thông báo giá không phù hợp thực tiễn. cụ thể, giá cát được công bố không sát với giá thị trường.
“Nhiều chủ đầu tư chia sẻ với tôi, chưa làm thì đã lỗ rồi, càng làm càng lỗ. trong khi nguyên tắc thị trường khi kinh doanh là phải có lãi. Chưa làm đã thấy lỗ thì kinh doanh làm gì”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ. Do đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị dứt khoát phải thay đổi lại tư duy, phải cởi trói vấn đề này.
Ba là, là phân cấp, phân quyền. Thủ tướng rất quyết liệt vấn đề này, phân cấp, phân quyền đi liền với đó là cá thể hoá trách nhiệm. Tuy nhiên, ở đâu đó, chỗ này chỗ kia sự phân cấp, phân quyền vẫn chưa được “đến nơi đến chốn” .
Thậm chí, có những nơi, có những việc chúng ta tạm gọi là “chia quyền cho nhau”. Do đó, công việc không “trôi chảy”. Như vậy, nếu chúng ta không nhìn thẳng vào vấn đề thì sẽ tiếp tục gặp phải khó khăn trong năm 2023.
Bốn là, hiện nay đã có tình trạng có thật là một số bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm. Né tránh, đùn đẩy. cấp dưới đẩy lên cấp trên.
Ví dụ, gặp việc khó là không ký, việc khó là không nhận, việc khó là không vào cuộc. muốn ký văn bản nào thì phải có chữ ký của cấp trưởng với nội dung “tôi đồng ý”. Ở đây có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính theo Bộ trưởng Ngọc Dung là sợ rủi ro, sợ trách nhiệm.
Năm là, nhiều vấn đề hệ luỵ chậm được giải quyết, như y tế cơ sở, y tế dự phòng, thuốc trong các bệnh viện… Nếu chúng ta không nhanh chóng sửa đổi một số luật như Luật Đấu thầu thì sẽ bị kìm hãm. Đơn cử, tư nhân muốn mua một thiết cần thiết chỉ cần quyết là xong, giá thấp, chất lượng cao. Nhưng nhà nước thì phải đấu thầu qua rất nhiều cửa, rất nhiều cầu thủ tục, chi phí…
Sáu là, một số thị trường chưa đảm bảo và lành mạnh, thậm chí còn có những bất ổn. Ví dụ, thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…
Bảy là, một vấn đề mà tất cả các tỉnh đang gặp phải nhưng không có tỉnh nào nói ra. Đó là, đất đai nông trường với hàng triệu km2, người dân thì được phát canh thu tô, làm nhà hàng chục năm không được cấp sổ đỏ, không có đất sản xuất. Đi tiếp xúc cử tri lần nào tôi cũng nhận được kiến nghị về vấn đề này.
“Từ đó, tôi đề nghị Quốc hội phải vào cuộc, chỉ có Quốc hội mới tháo gỡ được. Nếu không tháo gỡ thì còn khó khăn cho người dân, hiệu quả đất đai sẽ rơi vào một số người. Không phát canh thu tô thì để không”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kiến nghị.
Có thể bạn quan tâm
03:02, 22/10/2022
17:27, 21/10/2022
05:05, 21/10/2022