Những “trái ngọt” kinh tế năm 2019 sẽ là triển vọng và nguồn động lực quan trọng cho “năm bản lề” 2020.
Năm 2020 là “năm bản lề” kết thúc chu kỳ 5 năm với mức tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6,84% một năm (đạt mục tiêu 6,5-7% của Kế hoạch 2016-2020 đã đề ra), đồng thời tạo đà cho chu kỳ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030.
Như thông tin đã đưa, năm 2019 là năm thành công của kinh tế Việt Nam thể hiện qua việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,02%; kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lần đầu vượt mốc 500 tỉ USD; đón trên 18 triệu khách quốc tế… là những con số ấn tượng của bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2019. Qua đó, tạo được niềm tin của doanh nghiệp và người dân về sự ổn định, xu hướng gia tăng phát triển của nền kinh tế.
Những “tươi sáng” của nền kinh tế nước nhà đã mang lại cho các chuyên gia kinh tế trong nước những lạc quan nhất định. “Năm 2019 kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, hai năm liên tục chúng ta hoàn thành vượt mức chỉ tiêu và trong năm nay 5 chỉ tiêu vượt định mức, xuất nhập khẩu tăng cao trên 500 tỷ USD. Đây là độ mở rất lớn, về thu hút vốn đầu tư cũng rất cao, về mặt xã hội giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống. Đây là những điểm sáng” - Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.
Có thể bạn quan tâm
09:00, 01/01/2020
07:00, 01/01/2020
06:06, 01/01/2020
05:39, 01/01/2020
01:00, 01/01/2020
11:49, 31/12/2019
12:03, 30/12/2019
Ngay chính Tạp chí U.S. News & World Report cũng công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trong năm nay, theo đó, Việt Nam xếp thứ 8 trong tốp 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm ngoái.
Để đưa ra bảng xếp hạng 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, U.S. News & World Report đã khảo sát hơn 21.000 người từ 80 quốc gia trên thế giới, trong đó, lấy ý kiến của khoảng 7.000 lãnh đạo công ty trên toàn cầu để đưa ra quyết định.
US News & World Report đánh giá rằng, những cải cách chính sách kinh tế đã giúp Việt Nam trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại hơn. Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên hội nhập hơn khi trở thành thành viên của các hiệp định thương mại lớn.
Thực tế, những đánh giá của US News & World Report có phần hợp lý khi sự cải thiện mạnh mẽ của môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua và thấy rằng, đang có xu hướng các đầu tư nước ngoài đang dần rút ra khỏi Trung Quốc để tìm kiếm một thị trường bù đắp rủi ro, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu kết thúc
Tức là, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với môi trường kinh doanh đang dần được hoàn thiện thì sự nâng bậc về năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng rất đáng chú ý. Vì thế, dễ hiểu là vì sao luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đổ vào Việt Nam tăng lên rất mạnh.
Khách quan hơn, xin dẫn thêm một Báo cáo khảo sát được Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố hồi cuối tháng 11 cho thấy: Giới doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một trong những địa điểm đầu tư rất hứa hẹn trong trung và dài hạn. Trong số 10 thị trường đầu tư hàng đầu đối với doanh nghiệp Nhật Bản Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng nhất.
Về triển vọng trong thời gian 10 năm tiếp theo, Việt Nam cũng đứng ở vị trí thứ 3 với 34,8%, đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc với tỷ lệ phiếu bầu lần lượt là 52,4% và 40,2%.
Giải thích về lý do Việt Nam là điểm đến đầu tư nhiều triển vọng, JBIC cho biết tỷ lệ đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của thị trường Việt Nam đạt 63,6%, đứng đầu về chỉ số này. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhận được sự tin tưởng của giới doanh nghiệp Nhật Bản vì có lực lượng lao động giá rẻ và nguồn nhân lực có chất lượng.
Với những “điểm sáng”, “trái ngọt” kinh tế 2019 mà Việt Nam thu được, cũng có người băn khoăn khi cho rằng thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng phát đi quá nhiều các thông điệp cải cách. Nhưng cá nhân tôi đánh giá cao việc Thủ tướng liên tục gửi các thông điệp như vậy. Bởi vì, làm như thế thì toàn bộ máy sẽ nhận thức được, thấm nhuần tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và triển khai thực hiện.
Đặc biệt, có một vấn đề mà chúng ta không thể không nói tới đó là năm 2020, Đại hội Đảng sẽ khởi động, những cải cách cải cách môi trường đầu tư kinh doanh sẽ được triển khai một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn chúng tôi cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng.
Song song, cũng trong năm 2020, nước ta chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Nghĩa là, với vai trò “kép” Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (trong đó có vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc trong tháng 1/2020) sẽ hỗ trợ không nhỏ cho phát triển kinh tế, tăng cường vị thế ngoại giao cho Việt Nam.
Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) rất lạc quan về tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới với mức dự báo 6,9% và tốc độ tăng trường cũng sẽ tiếp tục được duy trì vào năm 2020.