"Kỳ vọng của chúng tôi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng không thực sự tích cực"

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh rất nhiều Khách sạn đã và đang nhận được lượng lớn các yêu cầu hủy phòng như hiện nay, kỳ vọng của Savills Hotels cho những tháng tới không thực sự tích cực.

Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương

Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương

Để ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố tạm thời cấm nhập cảnh đối với các du khách nước ngoài. Đây là một chiến lược tốt để giảm tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm dù có thể sẽ gây ra tác động đến ngành du lịch Việt Nam.

Ngành du lịch ảnh hưởng lớn

Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm đáng kể trong hai tháng đầu năm. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 2 giảm 37,7% so với tháng trước, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2019 và dự kiến sẽ giảm sâu hơn trong những tháng tới.

Nhu cầu du lịch của du khách nội địa cũng giảm đáng kể do người dân ngày càng e ngại hơn khi phải đi đến những địa điểm tập trung đông người như sân bay, ga tàu, nhà hàng, và khu vui chơi giải trí.

Theo STR - đơn vị cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động kinh doanh Khách sạn trên toàn cầu, trong tháng 2 vừa qua, toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương đã ghi nhận mức sụt giảm về công suất trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia ghi nhận mức giảm đáng kể nhất.

Công suất phòng Khách sạn tại Việt Nam đã giảm 26% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước. Các thành phố trung tâm như Tp. HCM và Hà Nội, mặc dù có sự sụt giảm, nhưng vẫn duy trì được mức công suất tương đối tốt, lần lượt là 48% (tại Tp. HCM) và thậm chí ở mức cao hơn 60% (tại Hà Nội).

Tốc độ

Đây là lần đầu tiên lượng du khách quốc tế trên toàn cầu sụt giảm sau chuỗi 10 năm tăng trưởng liên tiếp

Tuy nhiên, lệnh cấm nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế cùng với mối lo ngại lây lan dịch bệnh của khách nội địa đã khiến cho công suất phòng đạt được trong ba tuần đầu tiên của tháng 3 giảm xuống đáng kể xuống còn một chữ số tại phần lớn các điểm du lịch.

Trong số các điểm đến ven biển, Đà Nẵng/Hội An đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất do những nơi này có sự phụ thuộc lớn vào nguồn khách nước ngoài cùng với lượng lớn nguồn cung gia nhập thị trường, dẫn tới tình trạng hiện nay nhiều dự án chỉ đạt mức công suất dưới 10%. Thậm chí ở một số dự án Chủ Đầu Tư còn đang xem xét việc tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới.

Tình trạng này cũng đang xảy ra tương tự ở Cam Ranh nhưng nhờ vào nhóm du khách Nga và khách nội địa, các Khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại khu vực này vẫn duy trì được hoạt động. Phú Quốc duy trì được mức công suất khoảng 40% trong tháng Hai, tuy nhiên, việc tạm ngưng nhận các chuyến bay trong thời gian tới sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến công suất phòng tại đây.

Trong tháng Ba này, Khách sạn tại các thành phố lớn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng, dẫn tới việc sụt giảm công suất xuống chỉ còn một chữ số tại Tp.HCM. Công suất phòng tại Hà Nội dự kiến sẽ cao hơn một chút nhờ vào các hợp đồng từ các doanh nghiệp lớn như Samsung giúp cho một số Khách sạn hưởng lợi từ nguồn khách lưu trú ổn định.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm đáng kể trong hai tháng đầu năm

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm đáng kể trong hai tháng đầu năm

Ngoài ra, một số khu nghỉ dưỡng có nguồn khách chính là khách nội địa với vị trí gần các thành phố lớn nơi du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe hơi có thể đạt được mức công suất khả quan hơn so với mức trung bình của thị trường.

Có một điều đáng chú ý là tính đến ngày 21/3/2020, đã có 145 dự án Khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tự nguyện đăng ký trở thành điểm cách ly. Điều này không chỉ giúp cho các Khách sạn có thể duy trì hoạt động khi nhu cầu lưu trú đang rất thấp mà đây còn được xem là sự hỗ trợ rất có ý nghĩa đối với Chính quyền trong thời gian này. 

So với Khách sạn, các dự án Căn hộ Dịch vụ đạt được mức công suất cao hơn nhờ vào nhóm khách hàng lưu trú dài hạn. 

Lạc quan với tầm nhìn dài hạn

Du lịch là ngành công nghiệp rất dễ bị ảnh hưởng bởi các bất ổn về kinh tế - xã hội và điều này đã từng được chứng minh qua các sự kiện như cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đại dịch SARS 2003 hay một số khủng hoảng thiên tai, bất ổn chính trị tại các quốc gia như động đất - sóng thần tại Nhật Bản, đánh bom ở Bali năm 2002...

Thông thường, sau mỗi cuộc khủng hoảng, ngành du lịch luôn có sự phục hồi mạnh mẽ và sự phục hồi này thường diễn ra trong khoảng 6 tháng.

Theo dữ liệu của STR, sau khi đại dịch SARS xảy ra vào năm 2003, công suất phòng Khách sạn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 đến 3 tháng sau khi WHO đưa ra thông báo đại dịch đã được kiểm soát. Do đại dịch COVID-19 có quy mô lớn hơn và có tác động đáng kể hơn đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, khách du lịch nội địa dự kiến sẽ trở lại trong khoảng thời gian ngắn còn khách quốc tế sẽ có một sự phục hồi chậm nhưng ổn định.

Trong thị trường khách quốc tế, nhóm khách đầu tiên dự kiến sẽ quay trở lại là khách công vụ, đặc biệt là ở các thành phố lớn, tiếp theo là khách du lịch tự do (FIT) và khách MICE, sau cùng là khách du lịch theo nhóm. Thị trường du lịch dự kiến sẽ có thể phục hồi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng sau khi có những công bố chính thức về việc kiểm soát hoàn toàn đại dịch.

Ngành du lịch Việt Nam hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh và điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài tới hết năm 2020. Tuy nhiên, khi nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, các sự kiện trước đây đã chứng minh rằng du lịch là ngành công nghiệp có khả năng phục hồi nhanh hơn so với những ngành nghề khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang có tỷ trọng lớn về nguồn khách nội địa (chiếm khoảng 82,5% tổng lượt khách trong năm 2019) cũng như các nguồn khách từ thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây được xem là những yếu tố có lợi cho Việt Nam bởi sau đại dịch, đây có thể sẽ là những nhóm khách đầu tiên phục hồi trở lại. Chính vì vậy, chúng ta cần giữ thái độ lạc quan cùng với tầm nhìn dài hạn trong thời gian tới.

Ở một góc nhìn khác, đầu tư vào các dự án thương mại và du lịch, đặc biệt là Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng thường mang tầm nhìn dài hạn. Do vậy, có thể nói những khó khăn hay biến động thị trường trong ngắn hạn chính là những thử thách giúp sàng lọc, tìm kiếm nhà đầu tư thật sự có năng lực quản trị và tài chính cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, vốn là thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng và thu hút được sự quan tâm cả trong và ngoài nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Kỳ vọng của chúng tôi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng không thực sự tích cực" tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711679902 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711679902 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10