Chuyên đề

Kỳ vọng từ trung tâm tài chính quốc tế toàn diện

TS Nguyễn Hoàng Hiệp, Chuyên gia kinh tế 23/01/2025 12:27

Trong định hình một trung tâm tài chính quốc tế toàn diện, cần trên nền tảng xây dựng, tích hợp số và xanh, cộng hưởng những giá trị từ số hóa.

Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương với Đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trong đó thành lậpTrung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.

cong bo
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết 259 của Chính phủ ngày 31/12/2024 ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại TPHCM. Ảnh: Nhật Bắc

Đề án lập Trung tâm tài chính quốc tế quốc tế ở 2 địa bàn TP HCM và khu vực Đà Nẵng trước hết hoàn toàn hợp lý về mặt địa bàn, địa điểm. Trong đó, TP HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP năng động đã và đang lấy lại đà tăng trưởng cao và bền vững, có tính lan tỏa cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, với “đòn bẩy” chính sách Nghị quyết 98 và tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 31/2022).

Những kỳ vọng lớn

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Lãnh đạo chính phủ về đề án, lộ trình cơ bản là từ nay đến 2030 sẽ ban hành và tổ chức thực hiện một số nhóm giải pháp, thí điểm chính sách theo phù hợp với điều kiện thực tế. Sau đó giai đoạn 2030-2035 sẽ triển khai đầy đủ với mục tiêu thực hiện sớm đề án.

Như vậy, lộ trình của đề án và mục tiêu, tầm nhìn chung của TP HCM đang trùng khớp nhau và hoàn toàn có cơ sở, nền tảng để thực hiện theo từng giai đoạn.

Trước đó, Chính phủ đã rất quyết tâm trong thực hiện đề án với với thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án trung tâm tài chính quốc tế, với sự tham gia của rất nhiều Bộ ban ngành vào tháng 10/2024. Trong các chuyến thăm của Thủ tướng đến các quốc gia và ngược lại, nhiều lãnh đạo từ Dubai, Anh, Singapore... đều đã gặp gỡ, chia sẻ tiềm năng, cơ sở, kinh nghiệm thực tế trong xây dựng thành phố, bao gồm đánh giá cao cơ hội phát triển một trung tâm tài chính tầm thế giới tại TP HCM.

Chủ trương của Bộ Chính trị vào cuối 2024 có thể nói là cú hích lớn để mọi vấn đề về mặt mục đích, mục tiêu, tầm nhìn, quyết tâm xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP HCM và khu vực tại Đà Nẵng từ 2025. Đây cũng là thách thức lớn nhưng cũng là sứ mệnh phải hoàn thành với TP HCM nói riêng - nơi mà đề án đã được nhen nhóm về ý tưởng suốt gần 20 năm qua.

Tổng lực ưu tiên, đồng bộ giải pháp

Tuy nhiên, trên thế giới hiện đã có nhiều Trung tâm tài chính quốc tế thành công như Mỹ, Anh, Dubai, Singapore, Hồng Kông, Thựong Hải... Vậy, mô phỏng mô hình nào hay chú trọng sự khác biệt, tinh chỉnh để tạo nên lợi thế cho Trung tâm tài chính quốc tế của ta là điều cần tính đến.

Nguyen Hoang Hiep 200
TS Nguyễn Hoàng Hiệp

TheCityUK, cơ quan đại diện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính và dịch vụ chuyên môn có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho rằng, không có Trung tâm tài chính quốc tế nào “giống hệt nhau”, mà mỗi trung tâm hưởng lợi từ những thế mạnh riêng xuất phát từ lịch sử hoặc địa lý. Bên cạnh đó, những đặc thù về vị trí địa lý và vị thế trong chuỗi cung ứng, cũng như việc đi sau trong phát triển mô hình này, là các yếu tố cần chú trọng khi xây dựng mô hình khung ngay từ ban đầu. Bởi đó cũng là cơ sở để thu hút nguồn lực cho Trung tâm tài chính quốc tế khởi phát đến vận hành về sau.

Thách thức của một Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện, theo định nghĩa của WB, toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Từ đó đòi hỏi Việt Nam phải tháo gỡ được những nút thắt mà tính thí điểm chính sách cao độ và tập trung là cần thiết. Ví dụ chính sách về quản lý ngoại hối hay tài sản số, việc tháo gỡ những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ tài chính, kênh hàng hóa đầu tư có tính liên thông toàn cầu... đều cần một lộ trình tự do hóa tài chính.

Trong định hình một trung tâm tài chính quốc tế toàn diện, tôi cho rằng cần trên nền tảng xây dựng, tích hợp số và xanh, cộng hưởng những giá trị từ số hóa, từ Trung tâm C4IR vừa được khánh thành tại TP HCM trong năm 2024. Đây cũng là Trung tâm mà các thành viên sáng lập có nhiều ngân hàng như HDBank, Techcombank, hay đã tập trung các Quỹ như Quỹ Đầu tư mạo hiểm, Quỹ đầu tư phát triển công nghệ Sovico...

Việc tránh sự chồng lấn nguồn lực, thay vào đó tích hợp để khơi phóng nguồn lực tổng, sẽ là “chìa khóa” để kích phát sức mạnh của các Trung tâm trong mục tiêu chung thành phố và quốc gia bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ vọng từ trung tâm tài chính quốc tế toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO