“Lá chắn” vaccine COVID-19 giúp phục hồi kinh tế xã hội

Diendandoanhnghiep.vn Trước làn sóng dịch COVID-19 tăng trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đứng trước nhiều nguy cơ.

Theo đó, mặc dù đã xuất hiện biến thể phụ mới của Omicron cùng các ca mắc và tử vong tăng trong 4 tuần qua, người dân vẫn “trì hoãn” và do dự  tiêm vaccine mũi 3 và mũi 4.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, PGS.TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế cho biết, việc tiêm mũi nhắc lại giúp khả năng miễn dịch tăng lên, từ đó giúp phòng tránh hiệu quả nguy cơ tái nhiễm và các triệu chứng nặng do COVID-19. Đối với người lao động và doanh nghiệp, chúng ta cần sớm trang bị mọi “lá chắn” để luôn sẵn sàng chung tay, góp sức phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

- Việt Nam đã phát hiện ra các biến thể phụ mới của Omicron là BA.4, BA.5. PGS đánh giá sao về biến thể này?

Virus luôn luôn biến chủng. Virus SARS-CoV-2 đã có nhiều biến chủng. Vì vậy, việc có xuất hiện biến chủng mới là điều dễ hiểu. Trên thế giới, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và đã xuất hiện tại Việt Nam.

 Người dân TP HCM tiêm các mũi nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống các biến thể mới xâm nhập. Ảnh: Nguyệt Nhi

Người dân TP HCM tiêm các mũi nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống các biến thể mới xâm nhập. Ảnh: Nguyệt Nhi

BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn so với các biến chủng trước đây, tuy nhiên BA.5 không gây ra các triệu chứng nặng như biến chủng Delta. Tại thời điểm hiện tại biến chủng BA.5 không gây quá tải cho các cơ sở y tế và không gây tử vong ở người bệnh vì phần lớn người dân vừa mới nhiễm và mới tiêm xong vaccine.

Tuy vậy, đối với những người có bệnh lý nền hoặc người bị suy giảm miễn dịch, tình trạng trở nặng và phải nhập viện vẫn có thể xảy ra.

- Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân “trì hoãn” việc tiêm vaccine mũi 3 và mũi 4 trong thời gian vừa qua?

Người dân có tâm lý lo ngại tiêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc lo các phản ứng phụ sau khi tiêm hoặc cho là có thể bị nhiễm không có nhiễm nặng, hoặc đã có miễn dịch cộng đồng nên không bị nhiễm nữa. Song thực tế đối với COVID-19 kể cả miễn dịch tự nhiên (do mắc phải) và miễn dịch nhân tạo do tiêm vaccine đều không bền vững.

Tuy nhiên, trên thực tế, vaccine vẫn đem lại hiệu quả trong việc phòng chống COVID-19, tiêm vaccine giúp người mắc giảm các triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong. Đa số các loại vaccine đều có thể đem lại các phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại chỗ tiêm, sốc... Có thể khẳng định rằng, lợi ích mà vaccine đem lại vẫn vượt trội hơn các phản ứng phụ mà nó gây ra.

Tiêm vaccine tiếp tục là "lá chắn" quan trọng. Khi tiêm mũi 3, mũi 4, vaccine COVID-19 giúp cơ thể củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể phụ BA.5.

>> Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19

>> Phát động tiêm nhắc lại vaccine mũi 3, 4 cho công nhân viên chức lao động

>> Bộ Y tế phát công văn hỏa tốc về việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và mũi 4

Khả năng miễn dịch của vaccine hay sau khi đã mắc COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể giảm sau 4 - 6 tháng. Do vậy, việc tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch. Minh chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ chủng gốc cho đến chủng Anpha, Beta, Delta và Omicron thì đến nay vaccine vẫn rất hiệu quả.

- Nếu cứ kéo dài tình trạng chậm trễ, điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh tế xã hội, thưa ông?

Mũi tiêm nhắc lại này để duy trì miễn dịch nhằm tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng góp phần phòng chống dịch nhằm phục hồi kinh tế xã hội. Vaccine cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi tiêm liều cơ bản cần tiêm liều nhắc lại gồm mũi 3, mũi 4 theo khoảng thời gian Bộ Y tế hướng dẫn cho từng đối tượng.

Chúng ta nới lỏng nhưng không buông trôi thả lỏng. Nới lỏng đồng bộ nhưng cũng dự phòng đồng bộ, phải chuyển từ cấm đoán sang kiểm soát rủi ro.

Chính vì thế, nguy cơ vẫn còn hiện hữu, người lao động và các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bản thân và gia đình đúng cách, để chúng ta luôn an toàn, mạnh khỏe để tiếp tục cống hiến. Không có gì thay đổi về biện pháp phòng bệnh, virus vẫn là lây qua hình thức giọt bắn, do đó việc dự phòng cá nhân và vấn đề vaccine vẫn là quan trọng trong phòng chống dịch.

Dù vậy, cũng cần linh hoạt trong dự phòng cá nhân, tôi nói như việc đeo khẩu trang trong môi trường kín rất cần; hay giữa người đang có triệu chứng COVID-19 khi tiếp xúc với người không nhiễm bệnh; nhân viên y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh có nguy cơ cao. Hay có thể chuyển từ đeo khẩu trang y tế sang khẩu trang vải, nếu không thì một ngày bao nhiêu khẩu trang y tế thải ra môi trường.

Đây cũng chính là sự đóng góp to lớn nhất của mỗi chúng ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Xin cảm ơn ông!

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lá chắn” vaccine COVID-19 giúp phục hồi kinh tế xã hội tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714035363 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714035363 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10