Lại "nóng" chuyện bán vốn doanh nghiệp Nhà nước cuối năm

Hà Phương 09/08/2018 11:00

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về cơ chế quản lý, đầu tư thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Câu chuyện này làm dấy lên việc bán vốn các doanh nghiệp nhà nước cuối năm.

Bỏ phiếu tham gia phiên đấu giá Nhà máy Lọc Hoá dầu Bình Sơn

Bỏ phiếu tham gia phiên đấu giá Nhà máy Lọc Hoá dầu Bình Sơn

Đây là văn bản hướng dẫn Nghị định 32 của Chính phủ ban hành đầu năm nay (tháng 3/2018), tạo khung pháp lý cụ thể để triển khai hoạt động bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, sau chờ đợi trong quý 2/2018. Trong năm 2017 và đầu 2018, SCIC cũng như một số doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện loạt thương vụ thoái vốn thành công, thu hút sự tham gia mạnh của nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, sau kế hoạch bán vốn thành công tại Công ty Nhựa Bình Minh đầu năm nay, cả SCIC cũng như các đầu mối khác nói chung phải chờ đợi bước cụ thể hóa hướng dẫn cơ chế mới, quy định tại Nghị định 32 nói trên. Với thông tư Bộ Tài chính vừa ban hành, hoạt động bán và thoái vốn Nhà nước theo cơ chế mới từ thời điểm này đã bắt đầu có khung pháp lý đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm

  • Lại "nóng" chuyện bán vốn doanh nghiệp Nhà nước cuối năm

    07:23, 09/08/2018

  • Phó Thủ tướng: Chậm niêm yết làm giảm tính hiệu quả trong bán vốn nhà nước

    16:40, 25/07/2018

  • Bán vốn nhà nước: Đơn vị thẩm định giá lúng túng khi xác định giá khởi điểm bán cổ phần

    09:52, 21/06/2018

  • ĐHCĐ Vietcombank: “Nóng” chuyện bán vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài

    15:20, 27/04/2018

  • Thấp thỏm những thương vụ bán vốn Nhà nước đình đám năm 2018

    14:30, 04/03/2018

  • Năm 2018: Tiếp tục bán vốn Nhà nước theo phương thức chào bán cạnh tranh

    09:03, 29/12/2017

  • Nhiều cái tên sáng giá trong danh mục bán vốn của SCIC

    06:09, 22/08/2017

Ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) biết, trong thời gian chờ đợi văn bản hướng dẫn trên, SCIC đã chủ động chuẩn bị trước các công tác như ký hợp đồng với các đầu mối thẩm định giá, các bước kỹ thuật liên quan, để khi có hướng dẫn chính thức sẽ rà soát, khớp nối và điều chỉnh hoặc bổ sung sự chuẩn bị đó, nhằm rút ngắn thời gian và chủ động hơn trong công tác bán vốn. Hiện nay đã bắt đầu cho kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn trong nửa cuối năm nay như Vinaconex, Vinacontrol...

Cùng với SCIC, vừa qua một số doanh nghiệp nhà nước lớn cũng chờ đợi hướng dẫn cụ thể cơ chế quy định trong Nghị định 32. Trong quá trình đó, họ cũng đã chuẩn bị trước một số bước để sẵn sàng khớp với văn bản hướng dẫn khi ban hành.

Tại Vietcombank, thực hiện cơ chế mới tại Nghị định 32 và trong khi chờ thông tư hướng dẫn nói trên, các hoạt động tiếp xúc các nhà đầu tư nước ngoài, thuê tư vấn định giá… cũng đã và đang được tiến hành trong kế hoạch chào bán 10% vốn.

Tại BIDV, kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư được đề cập từ đầu năm, nêu cụ thể tại đại hội đồng cổ đông, nhưng vẫn phải mất thêm thời gian để thực hiện cơ chế mới, cũng như khớp với quy định tại văn bản hướng dẫn Bộ Tài chính vừa ban hành…

Theo báo cáo vừa được đại diện Bộ Tài chính cho biết, 4 đơn vị đã hoàn thành bán cổ phần lần đầu (IPO) trong đầu năm: Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Tổng giá trị thực tế thu về sau IPO của 4 đơn vị trên là 17.913 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo, công tác thoái vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách là trên 676 tỷ đồng với giá trị thu về là trên 713 tỷ đồng. 

Trong danh sách thoái vốn Nhà nước năm 2018, tiếp tục có những cái tên được xem là trọng tâm và sẽ là điểm nóng trong mùa đại hội cổ đông sắp tới. Đầu tiên là Tập đoàn hoá chất Việt Nam (Vinachem) được các công ty chứng khoán đánh giá sẽ là trọng tâm thoái vốn của Nhà nước trong thời gian tới sau năm 2017 khá im ắng. Theo đề án tái cơ cấu 2017- 2020, sau cổ phần hóa, Vinachem sẽ giảm sở hữu xuống 51-65% tại các doanh nghiệp niêm yết. Để dọn đường cho quá trình cổ phần hóa và IPO Vinachem năm 2019, Nhà nước sẽ xử lý triệt để vấn đề thoái vốn của tập đoàn. Các cổ đông của các công ty con cũng đang ngóng chờ lộ trình của quá trình này.

Cùng với đó là các doanh nghiệp trong nhóm thoái vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), các doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát của SCIC và các bộ ngành khác như Y tế, Giao thông, Xây dựng, Công Thương cũng sẽ được đẩy mạnh lộ trình thoái vốn các doanh nghiệp chủ chốt.

Một đại gia có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán hiện tại là Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cũng có tên trong danh sách thoái vốn Nhà nước trong năm 2018. Theo kế hoạch, PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này từ 95,8% xuống còn 65% trong 2 năm 2018-2019. PV Gas cũng đã hoàn thành xây dựng và đã được PVN phê duyệt phương án tái cấu trúc giai đoạn 2016-2020.

Bên cạnh đó, GAS cũng đã trình PVN phương án tăng vốn tại PVG, PGS lên 51% vốn điều lệ. Đây là điều mà các cổ đông của PV Gas quan tâm nhất hiện nay. Không ít cổ đông đặt câu hỏi về việc có nên tiến hành tăng vốn của GAS tại hai đơn vị này hay không. Và điều này có đang đi ngược lại với chủ trương thoái vốn Nhà nước của Chính phủ.

Theo ý kiến của chuyên gia phân tích chứng khoán, cùng với việc PVN thoái vốn, GAS nên hướng tới chỉ tập trung đảm nhận xây dựng và quản lý hệ thống mạng lưới phân phối khí. Khi đó, nguồn khí đầu vào và đầu ra sẽ do PVN hoặc một công ty con do PVN thành lập quản lý và đảm nhiệm, GAS không còn hưởng lợi từ chênh lệch giá mua - bán mà chỉ còn hưởng phí vận chuyển...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lại "nóng" chuyện bán vốn doanh nghiệp Nhà nước cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO