Làm sao để lương tăng kèm với nụ cười?

PHẠM TUẤN 09/07/2024 03:30

Tăng lương lần này vừa mừng, vừa lo. Mừng vì mức tăng khá cao, giúp cuộc sống dễ chịu hơn, nhưng lo là giá cả vọt lên còn hơn cả phần tăng thì lương tăng cũng không thay đổi được chất lượng cuộc sống.

>>Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Tăng lương ngay cho cán bộ, người nghỉ hưu

Lương tăng từ ngày 01/07/2024 chỉ có người về hưu lĩnh lương hưu mới được lĩnh trước còn công chức, viên chức, sĩ quan… chưa được cầm lương mới trong tay mà giá cả thì không đợi ngày lương mới đến. Giá cả thiết yếu tăng trước đón đầu rồi. Từ xăng, dầu, gạo, mắm, thịt, cá, hải sản… đến gói mỳ tôm, hộp thuốc đánh răng đều sợ chậm chân tăng đều.

Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP tăng 6% lương tối thiểu ngày 30/06/2024 như vậy vùng 1 sẽ là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng 3 có mức 3,86 triệu đồng/tháng, thấp nhất là vùng 4 với mức 3,45 triệu đồng/tháng. Mức tăng này đúng quả là hài hoà cho doanh nghiệp và người lao động, cơ bản đảm bảo mức sống tối thiểu năm 2025. Trong khi lương tăng ở khối công chức, viên chức, sĩ quan… lên tới 30% nảy sinh câu hỏi từ người lao động không hưởng lương từ ngân sách và lao động tự do. Họ tăng lương, còn chúng tôi thì sao?

fff

Nếu giữ được ổn định giá cả hàng nhu yếu phẩm, dịch vụ thì lương tăng sẽ phát huy tác dụng, còn nếu không thì giá trị tiền mất giá, lạm phát sẽ làm cho việc tăng lương thành động tác duy trì mức sống như hiện tại.

Việt Nam hiện có tới trên 10% dân số tức là trên 11 triệu người nhận lương và chế độ từ ngân sách nhà nước, lần tăng lương này khá cao thêm tới 30% sẽ tạo gánh nặng và áp lực rất lớn vào ngân sách.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì con số tăng 6% cũng không quá đáng ngại vì cơ bản để tạo sức cạnh tranh phần lớn doanh nghiệp đều trả lương cao hơn mức lương tối thiểu theo vùng mà nhà nước quy định. Nhưng chắc chắn họ sẽ tăng giá sản phẩm, dịch vụ họ cung cấp để đảm bảo chi phí vận hành của doanh nghiệp chứ không thể nào chịu lỗ do ảnh hưởng từ phần tăng lương.  

Người làm trong khối doanh nghiệp nếu tăng thêm 6% cũng có thể thêm được 400 - 500 ngàn đồng hàng tháng, phần nào giúp cuộc sống có bớt khó khăn hơn, chứ tích luỹ hay đầu tư thì chưa thể. Người lao động đi làm lấy lương kiếm sống, muốn họ gắn bó cống hiến thì phải có mức lương và chế độ phúc lợi đãi ngộ tương xứng giúp họ trang trải chi phí sinh hoạt và có chút tích luỹ phòng khi ốm đau và đầu tư cho tương lai. Không thoả mãn họ nhảy việc liên tục, tạo sự mất ổn định trong thị trường lao động, doanh nghiệp không có công nhân lành nghề còn người lao động cứ trôi nổi bấp bênh tìm kiếm việc làm.

>>Không để tiền tăng lương chuyển thành tiền đóng thuế

Về cơ bản, lao động phổ thông đơn thuần và lao động chân tay không qua đào tạo có mặt bằng chung về mức thu nhập. Chỉ có sở hữu kỹ năng kiến thức đặc biệt hoặc có trình độ tay nghề, quản lý cấp cao mới có thể được nhận mức lương cao đó là điều đương nhiên.

Nhiều người nói vui với nhau tăng lương lần này vừa mừng, vừa lo. Mừng vì mức tăng khá cao, có thể giúp cuộc sống dễ chịu hơn, nhưng lo là giá cả vọt lên còn hơn cả phần tăng thì lương tăng cũng không thay đổi được chất lượng cuộc sống. Nhưng tăng còn có phần mừng xen lẫn với phần lo, hơn là trước đây chỉ có mỗi phần lo. Nếu giữ được ổn định giá cả hàng nhu yếu phẩm, dịch vụ thì lương tăng sẽ phát huy tác dụng, còn nếu không thì giá trị tiền mất giá, lạm phát sẽ làm cho việc tăng lương thành động tác duy trì mức sống như hiện tại.

Vậy còn những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, họ là lao động tự do, tiểu thương buôn bán nhỏ, chạy xe dịch vụ, công nghệ... chắc chắn họ sẽ so sánh giờ công lao động, mức độ vất vả. Nên chưa cần doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ, họ cũng tự động nâng giá cho tương xứng với mức lương người khác được tăng. Rồi sẽ lại có cảnh ra chợ người bán bảo: Muốn mua giá rẻ như ti vi, như báo thì lên ti vi, lên báo mà mua…

Họ không thuộc đối tượng được hưởng lợi ích từ việc tăng lương thì sẽ tự điều chỉnh để đảm bảo phần lợi ích tương đương của mình, đó là quy luật của kinh tế thị trường. Chủ nhà trọ tăng tiền thuê nhà từ tháng 6, rau củ quả thực phẩm… liên quan chặt chẽ đến giá xăng cũng tăng trước khi phần tăng lương đến tay người lĩnh.

Số liệu theo cục thống kê thì từ năm 2009 lương cơ sở tăng 280%, mức lương tối thiểu vùng tăng khoảng 480% đồng nghĩa với việc dùng mức lương lao động phổ thông ở mức thấp để thu hút đầu tư từ những doanh nghiệp sử dụng nhân lực đông, cần giá lao động rẻ. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 108%. Như vậy mức lương tăng đi trước và vượt cao hơn CPI, điều này tốt cho người lao động hưởng lương, nhưng lại lại đánh mất đi lợi thế cạnh tranh về lương tối thiểu. Nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển hướng đầu tư sang vùng có nhiều ưu đãi về thuế, lợi thế về nhân công giá rẻ hơn như Lào, Campuchia, Myanma…

Để tăng lương có tác dụng tốt đến người được hưởng, điều người dân cần là nhà nước phải siết chặt các dịch vụ nhà nước quản lý như giá xăng, điện, nước, dịch vụ y tế, giáo dục… sẽ nâng cao được giá trị của đồng tiền, tạo được sự ổn định cho sinh hoạt cho người dân. Làm sao cho lương tăng kèm với nụ cười chứ không phải là những tiếng thở dài. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Tăng lương ngay cho cán bộ, người nghỉ hưu

    22:27, 06/07/2024

  • Không để tiền tăng lương chuyển thành tiền đóng thuế

    03:30, 06/07/2024

  • Đông Nam Á sẽ giảm lợi thế cạnh tranh khi liên tục tăng lương?

    03:30, 03/07/2024

  • Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 tác động thế nào đến doanh nghiệp?

    03:30, 13/06/2024

  • Sắp tăng lương - Làm gì để chống “bão giá”?

    04:30, 22/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Làm sao để lương tăng kèm với nụ cười?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO