Làm sao giảm bớt giải cứu nông sản?

Hằng Thy 31/10/2018 13:05

Câu hỏi này được đại biểu Trần Đình Gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trong sáng 31/10.

Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

Có thể bạn quan tâm

  • Nghịch lý: Giải cứu nông sản Việt và hàng tỷ USD nhập khẩu hàng ngoại

    06:32, 21/08/2017

  • Giải cứu sầu riêng: Kém ngon không quan trọng, miễn đừng lừa gạt tình thương cộng đồng

    10:30, 29/05/2018

  • Chuỗi giá trị cần hơn sự “giải cứu”

    04:00, 25/03/2018

  • Vì sao nông sản luôn trong tình trạng cần giải cứu?

    05:35, 20/03/2018

  • Hàng nghìn tấn củ cải “ế” và những cuộc “giải cứu”...bất tận

    16:16, 19/03/2018

  • Giải cứu mía đường (Kỳ 2): Đối đầu đối thủ đáng gờm

    05:16, 09/03/2018

  • Giải cứu mía đường (Kỳ 1): "Nước đến chân mới nhảy”

    06:07, 05/03/2018

Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết, vừa qua, chúng ta cũng đã có một bước cố gắng lớn.

Ví dụ, họ cây có múi, riêng rau quả hiện nay, diện tích rau chúng ta có khoảng triệu ha, diện tích quả chúng ta có khoảng độ 800.000 ha. Một năm Việt Nam sản xuất ra khoảng 30 triệu tấn rau và 15 triệu tấn quả. giá trị năm nay chúng ta xuất khoảng 4,2 tỷ đô la.

Như vậy, có một bước cố gắng. Tuy nhiên, vấn đề chính hiện nay là quá nhiều hộ sản xuất nhỏ, do trong chừng mực nhất định có những lúc thời vụ, có những cây, có những vùng dư thừa.

Hiện nay, cây ăn quả, dự báo 185.000, riêng Hà Tĩnh hiện nay có 9.200 ha, trong đó có 7.000 ha cam và 220 ha bưởi.

Giải pháp trước mắt là lấy bài học kinh nghiệm Bắc Giang vừa qua 3 vạn hécta vải, tập trung xúc tiến đầu tư, tiêu thụ, đẩy mạnh vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa thì cũng giải quyết được vấn đề đó. Còn về lâu dài ngành cũng đang bàn với các địa phương tập trung chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu quả tươi. Hiện nay các doanh nghiệp cũng muốn vào chế biến nhưng vì khó là diện tích của chúng ta khá phân tán.

Hai làmuốn cho chế biến thì phải đồng nhất, ví dụ cam, quýt muốn chế biến phải mỏng vỏ, xơ dày, dai, nếu vỏ dày, tan xơ thì rất khó. Những thứ này chúng ta từng bước một, Bộ đang cùng tập trung chỉ đạo các viện cùng với các doanh nghiệp để cùng phối hợp với dân để làm từng bước. Còn trước mắt bằng những giải pháp tích cực như vừa qua Bắc Giang, Sơn La bằng giải pháp trước mắt chúng ta tiêu thụ sản phẩm tốt cho dân, còn giải pháp căn cơ lâu dài thì đẩy mạnh chế biến, tăng cường xuất khẩu quả tươi. Đây là giải pháp lâu dài.

Đối với chất vấn về tôm hùm của đại biểu Phan Anh Khoa, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, đúng là Phú Yên có một lợi thế là đặc sản con tôm hùm. Tôm hùm ở 3 địa phương là Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Riêng Phú Yên có 45.000 lồng nuôi tôm hùm, chúng ta phải giải quyết 4 câu chuyện của con tôm hùm này.

Một là, vừa qua nuôi thì tự phát do dẫn đến ô nhiễm môi trường. Hai là con giống trôi nổi, khai thác tự nhiên rất bị động. Ba là quy trình chăn nuôi, ăn thức ăn tự nhiên lên gây ô nhiễm và giá thành cao. Bốn là tiêu thụ tự phát.

“Bốn việc này phải giải quyết, bộ kỳ này triển khai Luật Thủy sản đã cử Tổng cục Thủy sản vào phối hợp với các cơ quan chuyên môn để hướng dẫn tỉnh quy hoạch lại để đảm bảo khu nào là du lịch, khu nào nuôi con này để đảm bảo vệ sinh môi trường”. – ông Cường nói.

Về con giống và quy trình, ông Cường cho biết, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo các cơ quan khoa học của Bộ, cụ thể là Viện Thủy sản 2 phối hợp với một viện khoa học của Ôxtrâylia để trong một thời gian ngắn tới đây giải quyết được câu chuyện con giống và quy trình nuôi thức ăn tổng hợp để giải quyết được câu chuyện này.

Riêng về tiêu thụ thì sau này hình thành hiệp hội, trước mắt tiêu thụ đối tượng này chưa phải chế biến vì nó không quá nhiều và nó là đặc sản với một lưu lượng nhỏ. “Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với 3 địa phương này, nếu giải quyết tốt vấn đề con giống và quy trình thì không phải là vấn đề lớn. Quan trọng nhất là vấn đề phối hợp để quy hoạch, vấn đề quy hoạch này là địa phương và chúng tôi sẽ cử cán bộ chuyên môn vào giúp các địa phương”. – ông Cường thông tin thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Làm sao giảm bớt giải cứu nông sản?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO