Lãng phí sẽ trông thấy trước nếu nghị định vẫn phải chờ thông tư

Diendandoanhnghiep.vn Nếu vẫn còn tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư như hiện nay thì lãng phí là điều trông thấy trước.

>>Việt Nam trong top đầu thế giới về phục hồi sau Covid-19

Hôm nay (31/10), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Ảnh: QH

Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Ảnh: QH

Một trong những hạn chế được Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 -2021” chỉ ra trong quá trình giám sát là cơ chế, chính sách liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn một số tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Cơ chế, chính sách còn một số tồn tại

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao quát ở phạm vi rất rộng, liên quan đến việc ban hành chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và ban hành, tổ chức thực hiện các chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, như công tác tham mưu, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết, ban hành chưa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ chưa được khắc phục triệt để.

Chưa kịp thời tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa cá văn bản của Đảng, Quốc hội và các chiến lược ngành. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn một số nội dung chồng chéo, chưa thống nhất, khó khăn trong quá trình thực hiện…

Theo ông Bùi Đức Thụ, đại biểu Quốc hội khóa XIII, thành viên Đoàn giám sát, những tồn tại, thách thức còn nhiều, trong đó có bất cập về cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật chưa phù hợp; có cả vướng mắc do công tác quản lý điều hành, tổ chức thực hiện.

Vì vậy, hoạt động giám sát chuyên đề này không chỉ vì mục tiêu nêu bất cập, tồn tại, mà còn là cơ hội để rút kinh nghiệm, tìm giải pháp hoàn thiện thể chế, hiệu quả hơn.

“Những tiêu chí đo lường đánh giá thực hành tiết kiệm chống lãng phí vẫn chưa thực sự hiệu quả. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành đã lâu, chưa được sửa đổi, bổ sung, văn bản hướng dẫn ít…”, đại biểu Bùi Đức Thụ nhấn mạnh.

>>Còn nhiều yếu tố bất định trong năm 2023

>>Chính sách tài khóa đã và đang là trụ cột của nền kinh tế

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang. Ảnh: QH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang. Ảnh: QH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang cũng đưa ra nhận định, nếu vẫn còn tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư như hiện nay thì lãng phí là điều trông thấy trước.

Việc chậm trễ ban hành nghị định quy định chi tiết ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành luật, đây là vấn đề đã được Quốc hội, đại biểu Quốc hội nhắc rất nhiều lần. Tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp còn tồn tại

Bên cạnh đó, Đoàn giám sát cũng cho rằng, tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước còn tồn tại.

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, trong giai đoạn 2016 -2020 đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 960 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 27.374 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn thấp, lạc hậu

Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt bất cập cơ chế, chính sách đối với nhiều lĩnh vực được kiểm toán, như đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT; quản lý đất đai, đô thị, tài nguyên khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý tiền lương, biên chế; quản lý, sử dụng vốn trái phiếu chính  phủ, vốn ODA; cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường đại học, bệnh viện công lập…

Phó Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh; QH

Phó Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh: QH

Trực tiếp tham gia Đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn nêu thực tế việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức rất thấp, lạc hậu, nhiều năm chưa được sửa đổi, bổ sung.

Việc áp dụng các định mức, tiêu chuẩn chưa phát huy được tính dẫn dắt, phần lớn các định mức, tiêu chuẩn căn cứ vào ngắn hạn chưa căn cứ vào tính dài hạn, có định mức mới ban hành đã lạc hậu; đại biểu đề nghị cần xây dựng chiến lược về tiêu chuẩn hóa quốc gia về vấn đề này.

Qua giám sát, Đoàn giám sát chuyên đề cũng đưa ra nhận định, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 chưa bảo đảm đồng bộ với một số Luật liên quan, như Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các tài nguyên (Kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước; Tài nguyên Internet; Phổ tần số vô tuyến điện…).

Đồng thời, hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng các tài nguyên chưa được quy định cụ thể để làm tiêu chí đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận. Ảnh: QH

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận. Ảnh: QH

Bên cạnh đó, một số đạo luật không đi vào cuộc sống hoặc chậm triển khai thực hiện, gây ách tắc ảnh hưởng lớn đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, như Luật Quy hoạch, Luật đầu tư theo phương thức công tư; Luật Đất đai…

Ngoài ra, theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hàng năm và 5 năm, Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các bộ, ngành, địa phương ban hành Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, qua giám sát giai đoạn 2016-2021 các Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ và của bộ, ngành, địa phương hàng năm và 5 năm đều ban hành chậm theo quy định tại Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 8/4/2014 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thậm chí một số bộ, ngành, địa phương không ban hành chương trình theo quy định.

Việc ban hành chương trình còn mang tính hình thức; mục tiêu, nhiệm vụ quy định tại các chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn chung chung, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa xác định được chỉ tiêu để đo lường đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lãng phí sẽ trông thấy trước nếu nghị định vẫn phải chờ thông tư tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091547 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091547 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10