Lãnh đạo “thời chiến” - “thời bình”

Diendandoanhnghiep.vn Việc chuyển giao quyền lực lãnh đạo doanh nghiệp đúng thời điểm sẽ tạo bứt phá ngoạn mục cho doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn chuyển đổi giữa “thời chiến” và “thời bình”.

Năm 2011, nhà lãnh đạo tài năng Eric Schmidt phải rời ghế Tổng giám đốc tập đoàn Google để Năm 2011, nhà lãnh đạo tài năng Eric Schmidt phải rời ghế Tổng giám đốc tập đoàn Google để nhường chỗ cho Larry Page, khiến báo giới hoài nghi về gương mặt đại diện mới của gã khổng lồ tìm kiếm khi đó. Bởi Page vốn hướng nội và trầm tính, trái ngược với vẻ quảng giao hoạt ngôn của người tiền nhiệm.

Cũng năm đó, Steve Jobs vĩnh viễn rời Apple và Tim Cook nắm quyền điều hành. Giới “dùng Táo” lo sợ một sự sụp đổ của thương hiệu ưa thích của mình.Nhưng cuối cùng, lịch sử cho thấy tất cả những hoài nghi đó đều không xảy ra. Cả Google lẫn Apple đều vẫn bùng nổ dưới tay 2 vị giám đốc mới. Thậm chí sau này, nhiều người còn cho rằng, những vị giám đốc này “lên ngôi” rất đúng thời điểm.

Ăn theo thuở, ở theo thời

Trong kinh doanh, một doanh nghiệp ở thế “thời bình” khi họ đang chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh hoặc có thị phần lớn và đang phát triển, từ đó doanh nghiệp có thể thong thả mở rộng thị trường hơn nữa, củng cố các mảng kinh doanh chủ lực của mình, hoặc tự do sáng tạo.

Một ví dụ điển hình cho tâm thế này chính là Google dưới thời Eric Schmidt: Với vị thế bá chủ thị trường tìm kiếm toàn cầu, mục tiêu tối thượng của Google lúc này là làm cho mạng Internet truy cập nhanh nhất có thể, vì như vậy sẽ giúp người dùng tìm kiếm nhiều hơn, qua đó lợi nhuận tăng lên. Do họ là số một thị trường, Google bành trướng rất mạnh ở giai đoạn này, thay vì quan tâm đến các đối thủ “tép riu” của họ.

Ngược lại, một doanh nghiệp “thời chiến” sẽ luôn chú ý đến rất nhiều mối nguy rình rập: đối thủ cạnh tranh sòng phẳng, kinh tế vĩ mô biến động, thị hiếu thay đổi, chuỗi cung ứng bấp bênh, và nhiều vấn đề khác. Tấm gương nổi bật cho kiểu doanh nghiệp này là hãng chip bán dẫn Intel vào giữa thập niên 1980: dưới sức ép cạnh tranh khủng khiếp từ những cái tên mới nổi từ Nhật Bản, Intel do vị Tổng giám đốc huyền thoại Andy Grove lãnh đạo, đã phải rút khỏi ngành công nghiệp bộ nhớ bán dẫn với hơn 80% nhân lực để tránh nguy cơ phá sản ngay trước mắt.

>> Lãnh đạo phải chân thành, làm gương

>> Lãnh đạo chuyển đổi với 3R

>> NeoManager - Lãnh đạo kiểu mới

Thế thời phải thế

Việc chuyển giao giữa “thời bình” sang “thời chiến” (và ngược lại) đòi hỏi thay đổi hoàn toàn phương thức quản trị của vị trí Tổng giám đốc. Tuy nhiên, hầu hết các sách về thuật lãnh đạo mô tả rất nhiều kĩ thuật “thời bình”, nhưng chẳng có mấy tác phẩm nói về cách quản lí “thời chiến”. Đơn cử như việc làm bẽ mặt nhân viên ở nơi đông người: các sách quản trị “thời bình” đều cho đây là điều tối kị, nhưng ngài Tổng giám đốc Andy Grove của Intel từng “xạc” một cấp dưới đến muộn giữa phòng họp đông đủ vì “cậu làm tốn thời gian của tôi - thứ duy nhất tôi có trên đời này”.

Nguyên nhân của sự thay đổi trên nằm ở mục tiêu khác nhau giữa hai giai đoạn. Lãnh đạo doanh nghiệp “thời bình” cần tối ưu và mở rộng cơ hội hiện có, vì thế, họ sẽ áp dụng các kĩ thuật quản trị nhằm khuyến khích đội ngũ nhân viên sáng tạo và đóng góp vào nhiều mảng hoạt động của doanh nghiệp. Lại là Google: trong thời bá chủ hoàng kim, ban lãnh đạo tập đoàn tăng cường đổi mới bằng cách cho phép và thậm chí yêu cầu mọi nhân viên dành 1/5 thời gian làm việc để phát triển dự án riêng của họ.

Ngược lại, người đứng đầu doanh nghiệp “thời chiến” sẽ làm mọi cách để giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu quan trọng nhất, vì thế, họ muốn có sự thống nhất và tuân phục để giữ doanh nghiệp tồn tại. Ví dụ như Apple, khi nhà lãnh đạo huyền thoại Steve Jobs tái xuất năm 1996, hãng chỉ cách ngày nộp đơn phá sản vài tuần - một bối cảnh “thời chiến” kinh điển, nên ông đề cao độ chính xác tuyệt đối và tinh thần kỉ luật của nhân viên khi thực hiện kế hoạch khôi phục Apple của ông.

Mỗi vị lãnh đạo thường chỉ có một kiểu nhất định. John Chambers đã rất thành công với hãng công nghệ Cisco ở “thời bình”, để rồi chật vật khi Cisco đụng các “ông kẹ” như Juniper, HP và nhiều đối thủ khác. Steve Jobs với kiểu quản lí cứng rắn đặc trưng cũng bị sa thải khi Apple cực thịnh vào thập niên 1980, sau đó trở về lèo lái suốt hơn 10 năm để đưa “Nhà Táo” vươn lên giữa thời chiến. Vậy nên, lãnh đạo cũng chỉ… có thời.

Điểm khác biệt giữa 2 kiểu lãnh đạo

Các kĩ thuật quản trị của mỗi thời đều rất hiệu quả nếu áp dụng đúng tình huống, nhưng chúng đối lập hoàn toàn, dẫn đến một Lãnh đạo “thời bình” không hề giống một Lãnh đạo “thời chiến”. Doanh nhân kiêm nhà văn Ben Horowitz đã liệt kê một số điểm khác biệt đặc trưng của hai kiểu lãnh đạo này:

Lãnh đạo "thời chiến"

• Dẹp quy trình qua một bên để đạt mục đích
• Cho rằng đôi khi nên chấp nhận rủi ro để thử vận may
• Thỉnh thoảng chửi thề có dụng ý
• Nghĩ đối thủ cạnh tranh không khác gì đám du côn chỉ chực đâm sau lưng khi có cơ hội
• Nhắm chiếm lĩnh thị trường
• Không bao giờ thay đổi kế hoạch
• Hiếm khi nói bằng giọng bình thường
• Hay đổ thêm dầu vào lửa
• Chẳng màng thu hút ủng hộ và cũng không thích bất đồng ý kiến
• Bận đối đầu với đối thủ cạnh tranh nên sẽ chẳng bao giờ đọc những cuốn sách quản trị do những tay tư vấn doanh nghiệp không có kinh nghiệm kinh doanh thực tế viết ra

Lãnh đạo "thời bình"

• Hiểu rõ quy trình chặt chẽ sẽ dẫn đến thành công
• Luôn chuẩn bị phương án phòng bất trắc
• Hạn chế dùng lời tục tĩu
• Tin đối thủ cạnh tranh giống như những chiếc tàu khác trên đại dương rộng lớn chẳng biết khi nào gặp
• Nhắm mở rộng thị trường
• Có thể đồng ý thay đổi kế hoạch một chút nếu có sự nỗ lực và tính sáng tạo
• Hiếm khi lên giọng
• Cố gắng giảm thiểu xung đột
• Luôn muốn đạt sự tán đồng đông đảo
• Thường đặt mục tiêu to lớn, kỳ công và hơi mạo hiểm

Về lí thuyết, một vị Lãnh đạo tài ba có thể có cả kỹ năng thời chiến lẫn thời bình. Nhưng thực tế thì chuyện này vô cùng hiếm hoi.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lãnh đạo “thời chiến” - “thời bình” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714064289 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714064289 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10