Lật tẩy “chiêu trò” của đa cấp bất chính

Diendandoanhnghiep.vn Trước viễn cảnh hào nhoáng cùng lời mời “ngọt” đến “bùi tai”, nhiều người đã không ngần ngại bỏ hết vốn liếng, thậm chí vay nặng lãi để “đầu tư” vào những hợp đồng vô giá trị …

Tọa đàm “Nhận diện đa cấp bất chính - Hành lang pháp lý thúc đẩy bán hàng đa cấp tại Việt Nam”, tại tầng 7 tòa Trung tâm Thương mại Quốc tế VCCI. Thời gian: từ 14 giờ 00 - 17 giờ 00, ngày 23/7/2020

Con số thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, từ năm 2016 đến nay, số lượng doanh nghiệp đa cấp đã giảm mạnh, 48 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc tự giải thể vì làm ăn kém hiệu quả. Số lượng tham gia kinh doanh đa cấp cũng giảm từ 1,3 triệu người xuống còn 800.000 người.

br class=

Người dân treo băng rôn tố cáo Công ty Modern Tech lừa đảo bằng đồng tiền ảo với số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng.

Muôn kiểu “ngụy trang”

Trên thực tế, về bản chất, kinh doanh đa cấp là một loại hình làm giàu hợp pháp, góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho xã hội. Mặt khác, kết quả nêu trên đã cho thấy những nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc đưa một loại hình kinh doanh phức tạp như kinh doanh đa cấp vào khuôn khổ của pháp luật.

Ðáng chú ý trong số các văn bản pháp luật quan trọng này có thể kể tới Nghị định 40/2018/NÐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Song đến nay, loại hình kinh doanh này đang bị lợi dụng, cố tình hiểu lầm, làm méo mó bởi các hình thức lừa đảo. Nhất là giờ đây, chúng lại ẩn mình dưới các bình phong mới, những lĩnh vực được “quan tâm” trong dư luận xã hội như công ty khởi nghiệp, tập đoàn bất động sản, doanh nghiệp bảo hiểm...

Bên cạnh đó, các hình thức đa cấp bất chính cấp còn tìm cách lợi dụng xu hướng làm giàu mới trong nền kinh tế hiện đại để lừa đảo. Chúng khéo léo tự ngụy trang với các vỏ bọc như: doanh nghiệp du lịch, lớp học kỹ năng mềm, tổ chức tín dụng, hãng bảo hiểm, sàn thương mại điện tử hay công ty "khởi nghiệp".

Lợi dụng sự quan tâm của xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng với các loại hình kinh doanh còn ít được biết đến này, nhiều kẻ lừa đảo đa cấp nghiễm nhiên xuất hiện trên một số báo, đài dưới hình tượng truyền cảm hứng làm giàu cho giới trẻ.

Để rồi, nhờ vào chính những danh tiếng “ảo" của một bộ phận truyền thông và công chúng thiếu hiểu biết tung hô, các công ty lừa đảo này nghiễm nhiên chen chân, xếp ngang hàng với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, “lách” qua khe cửa hẹp của pháp luật để thực hiện các hành vi lừa đảo.

Hãy tự bảo vệ mình

Mới đây, dư luận cả nước không khỏi “rúng động” trước thông tin, nhiều nữ sinh viên tại TP.HCM bỗng nhiên “mất tích” khiến gia đình hoang mang phải cầu cứu cơ quan công an. Đáng nói, trước khi “mất tích”, các nữ sinh viên có nhiều biểu hiện giống nhau như đều tham gia sinh hoạt cùng “Team khởi nghiệp 360”, sau đó về nhà xin số tiền lớn đi du học, rồi cắt đứt mọi liên lạcvới gia đình.

Sau hàng loạt những lá đơn cầu cứu của phụ huynh, báo chí phản ánh, cơ quan Công an vào cuộc, nhóm lừa đảo đa cấp bất chính dần lộ diện…

Sau khi vào cuộc điều tra, cơ quan Công an TP. HCM đã tiếp nhận 11 đơn tố cáo của sinh viên tại TP. HCM về hành vi lừa đảo của “Team khởi nghiệp 360” hoạt động theo hình thức đa cấp trái phép. Theo đó, nhóm này có 10 chi nhánh ở khắp các quận, huyện. Mỗi chi nhánh có 80 - 100 sinh viên tham gia sinh hoạt, ước chừng tổng cộng có khoảng gần 1.000 sinh viên tham gia.

Hiện nay, Công an TP. HCM đã xác định 4 dấu hiệu vi phạm của “Team khởi nghiệp 360”: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu và tài liệu của cơ quan Nhà nước; Trốn thuế; Kinh doanh đa cấp trái phép. Công an TP. HCM cũng điều tra thêm dấu hiệu môi giới xuất cảnh trái phép của nhóm này.

Luật sư Võ Đan Mạch - Tổng thư ký Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia không tìm hiểu kỹ, chỉ nghe nhưng không kiểm chứng.

"Không ai bảo vệ chúng ta bằng chính chúng ta. Nhiều người nghe vào công ty để bán hàng nhưng không bán hàng cũng vào, lấy tiền đóng cũng không có kỹ năng là đóng tiền thì phải cầm hóa đơn, phải giữ hóa đơn bán hàng. Có nhiều người là nạn nhân đa cấp nhưng ít người tố cáo, khiếu nại vì có chứng từ đâu mà khiếu nại. Thủ đoạn của đa cấp bất chính là không cho tiếp cận chứng từ", ông Mạch chia sẻ.

Suy cho cùng, không có hoạt động làm giàu nào lại dễ dàng, ngoại trừ các thủ đoạn lừa đảo. Do đó, người dân không nên vội vàng chạy theo các lợi ích mơ hồ, phù phiếm để rồi bị những kẻ bất lương lợi dụng, chiếm đoạt tài sản mà bản thân phải làm lụng vất vả, chắt chiu mới có được.

Các dấu hiệu nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính:

Yêu cầu phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia vào hệ thống: yêu cầu nộp tiền làm thủ tục, nộp tiền mua tài liệu, tham gia khóa học…

Cho người tham gia nhận hoa hồng từ việc tuyển thêm được người mới;

Nói quá về cơ hội làm giàu, về công dụng sản phẩm quảng cáo về khả năng giàu lên nhanh chóng;
Không có hàng hóa hoặc hàng hóa không có giá trị, chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lật tẩy “chiêu trò” của đa cấp bất chính tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713548481 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713548481 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10