Lật tẩy chiêu trò “gọi vốn” của Công ty Capel – Bài 1: “Mật ngọt” từ lãi suất

Diendandoanhnghiep.vn Với cam kết về lợi nhuận hấp dẫn cùng lãi suất “trên trời” của Công ty Cổ phần Tập đoàn Capel, hàng nghìn nhà đầu tư đã không ngần ngại xuống tiền, thậm chí mang cả sổ đỏ để “góp vốn”…

hihihihii

Hình ảnh văn phòng Công ty Capel tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Giang

Lãi suất “trên trời”

Trong vài năm trở lại đây, thông tin về việc huy động vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Capel (Công ty Capel, do ông Lã Quốc Trưởng làm đại diện pháp luật, địa chỉ trụ sở đăng ký tại số 40 Đường 62 TML, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với mức lãi suất “khủng” đã khiến hàng nghìn người không chút do dự xuống tiền để “đầu tư”. Đáng chú ý, trong đó có nhiều người vì “ham” mức lãi suất cao đã bỏ toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình, đi vay mượn người thân, thậm chí mang sổ đỏ thế chấp ngân hàng để lấy tiền “đầu tư” vào công ty này.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, một số nhà đầu tư cho biết, họ được người quen giới thiệu về công ty và các gói đầu tư từ vài chục tới vài trăm triệu vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Capel do ông Lã Quốc Trưởng làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Theo các tờ thông tin phát đến cho nhà đầu tư, công ty tự giới thiệu là “thành lập ngày 11/7/2019 với mục tiêu xây dựng thương hiệu “Capel Group” đến 2030 hoàn thiện mô hình tập đoàn đầu tư, sản xuất, kinh doanh thương mại đa ngành, lập kế hoạch chiến lược lâu dài để đạt giá trị thương hiệu dự toán 5 tỷ USD”. Cụ thể, công ty này nhấn mạnh 4 mục tiêu: Thu hút nhà đầu tư; Thu hút nhân sự; Phát triển quỹ đất; Ổn định thị trường.

iijijiii

Phụ lục đính kèm hợp đồng của anh Đặng Đình Hưng với Công ty Capel. Ảnh: Nguyễn Giang

Cũng theo nội dung “quảng cáo” từ công ty này, đến hết tháng 7/2022 Công ty Capel đã thu hút được hơn 100 nghìn nhà đầu tư; ngoài trụ sở tại TP.HCM thì đã thành lập được các văn phòng tại Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An và Cần Thơ. Về quỹ đất, Công ty Capel tiết lộ đã phát triển được 500 quỹ đất nhỏ; 5 khu đất lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Phước và Kon Tum. Tuy nhiên, tên các dự án cụ thể, dự án ở đâu thì công ty này giữ “bí mật”.

Theo tìm hiểu của PV, khi được kêu gọi đầu tư, các nhà đầu tư chuyển tiền trước vào tài khoản của Công ty Capel, sau đó công ty sẽ chuyển hợp đồng kèm theo các tính toán về trả gốc cùng mức lãi “khủng”.

Điển hình như một hợp đồng hợp tác kinh doanh ký ngày 02/12/2021 trị giá 480 triệu đồng, của anh Đặng Đình Hưng, thời hạn 24 tháng. Theo phụ lục đính kèm của hợp đồng này, lợi nhuận và vốn gốc trả theo tỷ lệ 0,625%/ngày (tương đương 3 triệu đồng/ngày). Cụ thể theo phụ lục hợp đồng này, nếu Công ty Capel trả theo tuần thì tỷ lệ trả là 3,125% (15 triệu đồng/tuần). Nếu trả theo tháng, tỷ lệ là 12,5% (60 triệu đồng/tháng). Nếu nhận theo năm, tỷ lệ là 150% (720 triệu đồng/năm). Còn nếu sau hai năm mới nhận thì cả gốc và lãi là 1,44 tỷ đồng ( tương đương tỷ lệ 300%).

hiihihihi

Ông Lã Quốc Trưởng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capel trong một sự kiện. Ảnh: internet

Lấy tiền của người gửi trước trả cho người gửi sau

Trao đổi với báo chí xung quanh câu chuyện “gọi vốn” của Công ty Capel, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, một dự án bất động sản thông thường phải mất vài ba năm để triển khai từ thủ tục, đền bù giải phóng mặt bằng, đến xây dựng cơ sở hạ tầng và lợi nhuận thu về cả dự án chỉ ở khoảng 20 - 30%.

Theo ông Đính, "Thủ tục, đền bù, xây dựng… lãi được 20 - 30% đã là thành công rồi. Không có dự án bất động sản nào mà lãi gấp đôi. Kể cả thị trường có hiện tượng sốt đất nhưng sốt đất không nằm ở các dự án chính thống, ruộng vườn họ tự san lấp, tự bán".

Phó Chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đưa ra dẫn chứng năm 2019, 2020 đã từng có vụ việc nhiều nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng khi đầu tư vào loại hình bất động sản nghỉ dưỡng condotel khi chủ đầu tư không thể chi trả lợi nhuận như đã cam kết là từ 8 - 12%/năm. Vì thế, theo ông Đính, với lợi nhuận cao tới 150%/năm của Công ty cổ phần Capel hứa hẹn trả cho nhà đầu tư là một điều bất bình thường.

"Chúng ta đã chứng minh bất động sản hàng năm trả lãi trên 10% đều vỡ trận cả rồi thì không có một trường hợp nào trên 300% mà tồn tại được. Đây chắc chắn là câu chuyện ảo 100%", ông Nguyễn Văn Đính nhận định.

>>Đầu tư đa cấp bất động sản: “Nghìn lẻ một” bẫy lừa

hihihih

Phiếu thu tiền của Công ty Capel. Ảnh: Nguyễn Giang

Cũng trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho rằng, phương thức huy động vốn của Công ty Capel là tiền gửi đa cấp, có nghĩa dùng tiền người gửi trước để trả cho người gửi sau và điều này ẩn chứa nhiều rủi ro. Nhà đầu cần hết sức cảnh giác, bởi sau vài tháng trả vốn và lãi, nếu công ty này “lấy cớ” là kinh doanh khó khăn, mất khả năng chi trả thì cơ quan chức năng rất khó phân xử. Thiệt hại đầu tiên là nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư vì theo nguyên tắc của hợp đồng hợp tác kinh doanh, khi doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thì không chia lợi nhuận cho người hợp tác.

Cũng chia sẻ quan điểm về hình thực hợp tác kinh doanh trên, vị luật sư này nhận định, không có doanh nghiệp nào có thể đạt được lợi nhuận 150% /năm để chi trả cho người gửi tiền. “Đến một lúc nào đó, Công ty Capel không huy động được vốn nữa, sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ, khi đó, thiệt hại chỉ có nhà đầu tư”, luật sư Biên chia sẻ.

Đáng chú ý, theo thông tin công bố của VTV hồi cuối tháng 3/2022 cho thấy, báo cáo tài chính của Công ty Capel năm 2019, 2020 và 3 quý đầu năm 2021, doanh nghiệp này không ghi nhận doanh thu.

Vậy, câu hỏi được đặt ra là thực tế công ty này lấy nguồn thu ở đâu để trả lợi nhuận cho nhà đầu tư? Đồng thời, số liệu báo cáo tài chính, báo cáo thuế cụ thể của Công ty Capel tính đến thời điểm hiện tại ra sao? Chúng tôi sẽ thông tin trong các bài viết tiếp theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lật tẩy chiêu trò “gọi vốn” của Công ty Capel – Bài 1: “Mật ngọt” từ lãi suất tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705494 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705494 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10