>>Nghệ An: Vì sao công nhân nhà máy may Viet Glory liên tục đình công?

Sự việc khoảng 5.000 nghìn công nhân của doanh nghiệp này tập trung trước cổng nhà máy may ở địa điểm nói trên đồng loạt đình công, không vào phân xưởng làm việc đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình an ninh xã hội, thiệt hại cho cả người lao động và công ty…

Đến sáng 10/2, sau gần 04 ngày đình công, hàng nghìn công nhân nhà máy may Viet Glory vẫn chưa quay trở lại làm việc

Đến sáng 10/2, sau gần 04 ngày đình công, hàng nghìn công nhân nhà máy may Viet Glory vẫn chưa quay trở lại làm việc

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, phản ánh trước đó vào sáng 07/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhân Dần 2022, theo lịch trình các công nhân của của nhà máy may Viet Glory sẽ quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, một số sau khi test COVID-19 xong đã không vào nhà máy làm việc nữa mà ra phía ngoài cổng để yêu cầu công ty giải quyết các vấn đề như tăng lương, tăng phụ cấp, phúc lợi xã hội cho họ.

Sự việc đã nhanh chóng kéo theo khoảng gần 5.000 công nhân tham gia rồi cử đại diện gửi 11 kiến nghị yêu cầu đại diện lãnh đạo công ty phải sớm giải quyết thoả đáng thì mới quay trở lại làm việc.

Tiếp đó, vào ngày 08/2 đại diện Viet Glory cũng đã có văn bản phúc đáp, trả lời các kiến nghị của công nhân. Tuy nhiên, theo Viet Glory thì ngoài các chế độ phúc lợi họ sẽ cố gắng giải quyết, các vấn đề như tăng lương đối với họ là khó khả thi vì so với mức lương cơ bản vùng được pháp luật quy định như hiện nay, công ty đã trả cao hơn mức 600 nghìn đồng.

Sáng 10/2, đại diện Liên đoàn Lao động huyện Diễn Châu cùng với lãnh đạo nhà máy may Viet Glory trực tiếp đối thoại với người lao động để cùng nhau tháo gỡ, tìm tiếng nói chung

Sáng 10/2, đại diện Liên đoàn Lao động huyện Diễn Châu cùng với lãnh đạo nhà máy may Viet Glory trực tiếp đối thoại với người lao động để cùng nhau tháo gỡ, tìm tiếng nói chung

Không thoả mãn với cách giải quyết của đại diện Viet Glory, hàng nghìn công nhân vẫn chưa quay trở lại làm việc suốt những ngày qua.

Sáng 10/02, đại diện Viet Glory và Liên đoàn Lao động huyện Diễn Châu cùng các cơ quan chức năng đã trực tiếp đối thoại với người lao động để tuyên truyền, giải thích. Vậy nhưng, hiệu quả của buổi đối thoại sáng 10/2 vẫn không mang lại kết quả như mong đợi của 02 bên nên người lao động và doanh nghiệp chưa thể tìm được tiếng nói chung.

>>Cuộc đình công của tài xế Gojek kết thúc!

Đại diện Viet Glory cho rằng, do doanh nghiệp mới đi vào hoạt động được gần 02 năm nay nhưng rơi vào bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài nên gặp không ít khó khăn. Để có thể đáp ứng các yêu cầu về phúc lợi xã hội, đời sống công nhân bây giờ đang là vấn đề rất khó.

Còn người lao động thì khẳng định, với vấn đề tăng lương cơ bản, bổ sung phụ cấp thâm niên chưa được giải quyết thì họ chưa quay trở lại làm việc.

Tuy nhiên, do không đáp ứng được yêu cầu tăng lương cơ bản, phụ cấp thâm niên nên hàng nghìn công nhân vẫn chưa thể quay trở lại làm việc

Tuy nhiên, do không đáp ứng được yêu cầu tăng lương cơ bản, phụ cấp thâm niên nên hàng nghìn công nhân vẫn chưa thể quay trở lại làm việc

Trước các vấn đề nói trên, trả lời báo chí, ông  Phạm Đức Cường - Chủ tịch LĐLĐ huyện Diễn Châu cho biết những kiến nghị của người lao động là chính đáng. Vấn đề bây giờ là làm sao để hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động để tránh thiệt hại cho cả đôi bên vì đến nay việc đình công đã 4 ngày trôi qua.

Đại diện các công nhân ở đây cho rằng, do chế độ phụ cấp, lương mà công ty đang trả quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt gia đình nên họ gặp rất nhiều khó khăn

Đại diện các công nhân ở đây cho rằng, do chế độ phụ cấp, lương mà công ty đang trả quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt gia đình nên họ gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn...

Được biết, thời gian tới, tổ chức công đoàn, các ban ngành đoàn thể sẽ tiếp tục tuyên truyền cho công nhân hiểu, chia sẻ với doanh nghiệp về tình hình chung để có hướng giải quyết thấu tình, đạt lý và phù hợp với tình hình thực tiễn.