a

Trong dịp nghỉ lễ dài ngày, du lịch Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung đặt nhiều kỳ vọng vào sự phục hồi. Theo thống kê của Sở VH-TT&DL Quảng Nam, trong 4 tháng đầu năm, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt hơn 2,5 triệu lượt. Trong đó, lượng khách quốc tế ghi nhận lượt 1.000.000 lượt.

 
a

Tại nhiều khu vực dường như không còn chỗ để chen chân.

a

Khách du lịch mua vé tham quan các di tích trong khu phố cổ Hội An. Theo các du khách, việc mua vé tham quan sẽ góp phần giúp địa phương cải tạo di tích phục vụ du lịch. Việc tham quan nhà cổ giúp khách du lịch hiểu thêm về kiến trúc, phong tục tập quán của những thế hệ trước từng sinh sống, làm việc tại đây.

a

Mua sắm quà lưu niệm cũng được nhiều người chú ý. Theo ghi nhận, mặc dù số lượng sản phẩm bán ra vẫn còn ít, song nhiều đơn vị đã có thêm động lực để tiếp tục kinh doanh.

 
a

Dịp lễ năm nay, Hội An đón ít khách nội địa hơn so với những năm trước. Theo nhiều đánh giá, sau dịch bệnh người dân có xu hướng giảm chi tiêu hơn nên sẽ hạn chế đi du lịch xa. Một lý do khác là vì trước đó giá vé máy bay tăng cao nên khách nội địa cũng dần thay đổi địa điểm du lịch.

a

Theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL thị trường khách quốc tế ngoài sự phục hồi của thị trường khách truyền thống thì du lịch Quảng Nam cũng đánh dấu sự quay lại mạnh mẽ của khách Hàn Quốc. Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng đang rất triển vọng khi xu hướng chọn Quảng Nam - Đà Nẵng để tổ chức các sự kiện như hội thảo, hội nghị, tiệc cưới.

a

Thông tin từ Trung tâm Văn háo - Thể thao & Truyền thanh - Truyền hình Hội An, trong giai đoạn này địa phương tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc để thu hút khách du lịch. Trong đó có các hoạt động trình diễn nghệ thuật, Hát Bội, giao lưu âm nhạc, trải nghiệm không gian làng nghề,...

a

Chị Nguyễn Thị Hoài Thương, du khách Quảng Ninh chia sẻ: "Hội An vẫn luôn cổ kính và nhẹ nhàng, rất phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Hằng năm, gia đình tôi đều chọn đến Hội An vào dịp nghỉ lễ. Ở đây có đủ các tiện ích, dịch vụ đối với nhu cầu du lịch gia đình". 

a

Quảng Nam cũng sẽ hình thành các sản phẩm đa dạng, hấp dẫn. Đặc biệt, xây dựng các mô hình sản phẩm du lịch mới trên nền tảng các giá trị văn hóa dân tộc, tài nguyên tự nhiên từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, bổ sung thêm giá trị mang tính sáng tạo, độc đáo để hình thành các sản phẩm du lịch có tính chất đặc thù riêng, đảm bảo cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, kiên quyết không cạnh tranh phá giá.