>>Giải bài toán đón khách quốc tế dài hạn

Về với làng chài Hải Lý, du khách chắc chắn sẽ không nỡ rời đi khi được sống và trải nghiệm những ngày làm ngư dân cùng người dân địa phương. Làng chài Hải Lý là một làng chài nhỏ với hàng trăm thuyền bè neo đậu ngay chân nhà thờ Đổ thuộc xã Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định).

Nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của những nghệ sĩ nhiếp ảnh hay những họa sĩ vì yêu nơi này mà giữ lại những khoảnh khắc tuyệt vời như một thông điệp của du lịch có trách nhiệm, gìn giữ nét đẹp văn hóa địa phương.

Qua ống kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Lâm, những nụ cười hạnh phúc trên những gương mặt da sạm đen vì nắng gió của ngư dân Hải Lý đã mang đến một điều thật giản dị của cuộc sống.

Chia sẻ về nguồn cảm hứng với làng chài, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Lâm bộc bạch: “Những ngày bình yên cùng những ngư dân, hòa vào niềm vui mỗi mẻ cá được kéo về bờ,… Tất cả những ánh mắt và nụ cười hạnh phúc ấy tôi muốn sẽ được lưu giữ mãi những giây phút ấy. Tôi mong rằng mỗi tác phẩm cảnh đẹp của nơi này sẽ là một nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nghệ sĩ khác cùng tô đẹp cho mảnh đất và con người Hải Lý. Tôi muốn cùng chung tay chia sẻ những ảnh đẹp du lịch Việt Nam, tham gia vào công tác quảng bá du lịch Việt thông qua những cung đường tôi đi”.

“Làng chài Việt Nam đẹp lắm! Tôi hiểu rất rõ khi mỗi hoạt động du lịch được diễn ra, ít nhiều điểm du lịch đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến di sản, đến cuộc sống và nét đẹp văn hóa vốn có. Tôi mong muốn được lan tỏa thông điệp bảo tồn di sản, bảo tồn nét đẹp văn hóa làng chài. Và hơn hết chính là phát triển du lịch có hiệu quả, bền vững để bảo tồn cảnh quan và môi trường sinh thái, môi trường văn hóa cư dân bản địa” – Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Lâm nhấn mạnh.

Trong con mắt của một “kẻ sĩ” như anh Lâm, làng chài Hải Lý là một điểm đến đầy mê hoặc của một sớm tinh mơ nơi chợ cá, đón những ánh bình minh đang dần ánh lên từ mẹ biển hay đắm chìm trong khung cảnh biển Hải Lý về đêm.

>>Thúc đẩy hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam

Cũng như nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Lâm, anh Đỗ văn Tiệp – Hội viên hội mĩ thuật tỉnh Nam Định cũng tạo ra một góc nhìn khác về hình ảnh du lịch của làng chài Hải Lý. Ngôi nhà thờ Đổ với đường nét xô lệch bởi nắng, gió vùng biển. Và trong cái dáng hình xô lệch ấy là cả một khung trời đầy mê hoặc giữa cái nắng, cái gió và cái mặn mòi của biển cả.

Hình ảnh của một nhà thờ cổ kính với dấu vết của chứng tích thời gian qua những vết nứt đổ hoang tàn, đang ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt dộng khai thác du lịch. Bằng một tâm hồn người họa sĩ, anh Tiệp đã cho ra đời một tác phẩm vẽ trên chất liệu sơn dầu, lấy nguồn cảm hứng từ chính suy tư về việc bảo tồn không gian di sản nhà thờ đổ Hải Lý, mang tên “Ngộp”.

Đây là một tác phẩm nghệ thuật đã đạt giải B – Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 2022 của Liên Hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam, tác phẩm cũng tham gia triển lãm khu vực 2 đồng bằng sông Hồng.

“NGỘP – nghĩa là ngộp thở, ngột ngạt. Tôi mong muốn gửi gắm một lời thông điệp về phát triển du lịch di sản bển vững. Cần hạn chế sự phát triển kiểu tự phát trong khai thác du lịch đến với Nhà thờ Đổ Hải Lý. Nếu không có một sự phát triển rõ ràng, có quy hoạch thì chính những hoạt động khai thác du lịch đó sẽ giống như “bóp nghẹt” di sản và làm nguy cơ mất đi các di sản văn hóa vốn có của mảnh đất này. Chúng ta cần tìm ra sự hài hòa trong mối quan hệ giữa di sản và khai thác du lịch để phát triển du lịch một cách bền vững.” – Anh Tiệp nhấn mạnh.

Anh Đỗ văn Tiệp cho biết, Nhà thờ Đổ được xây dựng từ năm 1877 bởi kiến trúc sư người Pháp. Từ những năm đầu thế kỷ XVIII, nhân dân Hải Hậu tiến hành công cuộc quai đê lấn biển cùng đất này. Nhà thờ chính là một là “chứng tích trực quan” sinh động về hệ quả của tình trạng xâm lấn của biển và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nhà thờ đổ còn là “chứng nhân lịch sử” ghi nhớ công lao to lớn trong công cuộc quai đê lấn biển, chống biển xâm thực bảo vệ sản xuất của ông cha ta.

Đến nay hoạt động du lịch, nhà thờ đổ Hải Lý dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn được giới trẻ tìm đến và chụp ảnh. Quanh nhà thờ là bãi tắm đã được cấp phép và chợ hải sản sớm. Ngoài ra, nơi đây còn có làng muối Bạch Lộc hiện đang duy trì phục vụ cho hoạt động du lịch cộng đồng.

Theo anh Tiệp, đây cũng là một hoạt động triển nghiệm làm tăng sức hút du lịch cộng đồng đến với địa phương. Tuy nhiên, vấn đề cần được đặt ra chính là “làm sao để lấy chính di sản bảo tồn di sản là bài toán lâu dài. Chúng ta cần khai thác một cách có trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản, hạn chế sự phá vỡ không gian.

Và trong con mắt của những “kẻ sĩ” ấy chính là những thông điệp ý nghĩa được mang đến trong hoạt động du lịch của địa phương.