>>>[CẢM XÚC XUÂN] Tết của người giữ rừng

Sáng 25-1 (tức mồng 4 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình), chính quyền địa phương tổ chức khai Hội Xuân chùa Keo năm 2023.

Lãnh đạo địa phương dự lễ hội Chùa Keo.

Lãnh đạo địa phương dự lễ hội Chùa Keo.

Đây là lễ hội lớn của cư dân trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng. Chùa Keo có tên chữ là “Thần Quang Tự”, chùa tọa lạc tại làng Keo, xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư) nên dân gian gọi là chùa Keo. Theo sử sách ghi lại, Thiền sư họ Dương, húy là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, sinh năm 1016 tại hương Hải Thanh, nay là xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là người dựng chùa Nghiêm Quang (chùa Keo ngày nay) làm nơi tu hành vào năm 1061. Do có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông nên được vua phong làm Quốc sư triều Lý.

Từ rất sớm du khách đã nô nức về dự lễ hội chùa Keo.

Từ rất sớm du khách đã nô nức về dự lễ hội chùa Keo.

Ngày 3-6 năm Nhâm Tuất, Thiền sư Dương Không Lộ viên tịch, hưởng thọ 79 tuổi. Để tri ơn công lớn, nghĩa dầy, năm 1667, vua Lý Anh Tông cho đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang và tên Thần Quang tự bắt đầu có từ đó. Chùa Thần Quang chỉ tồn tại được 500 năm, đến năm 1611 một trận hồng thủy lớn đã cuốn trôi mất ngôi chùa. Sau đó, dân làng Keo phải di cư đi nơi khác và chia làm hai làng, một làng di chuyển sang hữu ngạn sông Hồng (nay là xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định), một làng di chuyển sang tả ngạn sông Hồng (nay là xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình). Cũng từ đó, dân hai làng bắt đầu cuộc vận động xây dựng lại chùa.

Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa, chùa Keo Thái Bình do quận công Hoàng Nhân Dũng thời Lê Trịnh đứng ra khởi công, xây dựng năm 1630 và sau 28 tháng toàn bộ công trình chùa Keo hoàn thành. Trải qua gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 và là ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.

>>>[CẢM XÚC XUÂN] Tết này con sẽ về nhà

>>> [CẢM XÚC XUÂN] Về Hải Phòng thăm làng bánh chưng Thuỷ Đường

Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa Keo gồm 17 công trình, với 128 gian phân bố trên diện tích hơn 2.000 m2. Đó là các công trình kiến trúc chính như: Tam quan, chùa Phật, điện thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá,vườn tháp… Chùa Keo còn lưu giữ được nhiều kiến trúc gỗ đặc sắc, đáng chú ý là bộ cánh cửa gian trung quan, đây là một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ 17. Trong khu chùa Phật, hiện còn lưu giữ rất nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật cao có niên đại thế kỷ 17, 18 như các pho Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát…

Nhưng ấn tượng nhất tại ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi là Tòa gác chuông làm bằng gỗ, thiết kế ba tầng nguy nga, bề thế với chiều cao hơn 21m, được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam.

các cuộc thi dân gian được lưu giữ hàng trăm năm qua.

Điểm thu hút của lễ hội chùa Keo là các cuộc thi dân gian được lưu giữ hàng trăm năm qua.

Điểm thu hút của lễ hội chùa Keo trong nhiều năm qua là các cuộc thi dân gian được lưu giữ hàng trăm năm qua. Chính sự “thần bí” linh thiêng khó lý giải được tại các trò chơi dân gian tại lễ hội mà hàng năm vào ngày mùng tháng giêng âm lịch, Chùa Keo “mở cửa” là hàng vạn du khách thập phương cả nước lại nô nức về với lễ hội chùa Keo.

Họ “rỉ tai” nhau ai “bắt được vịt”, ai “cướp” được ông đầu rau thì báo hiệu cả một năm đấy mọi việc đều thuận lợi nên chỉ vừa mới bắt đầu là các thanh niên, trai làng khắp nơi đã tụ tập từ sớm để tham gia vào các trò chơi. Điều này đã làm nên một nét đặc sắc không nơi đâu có được của lễ hội chùa Keo.

Chạy giải lấy nước thổi cơm tại lễ hội chùa Keo.

Chạy giải lấy nước thổi cơm tại lễ hội chùa Keo.

Năm nay, Lễ hội Xuân chùa Keo 2023 có nhiều lễ thức, trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống, đậm chất văn hóa, mang tính cộng đồng như: Nghi thức khai chỉ mở cửa đền Thánh; lễ dâng hương đền Thánh; kéo thổi cơm thi; thi bắt vịt và chuỗi hoạt động của chương trình tế lễ đầu năm. Tục thổi cơm thi của người dân làng Keo diễn ra theo một quy trình khép kín từ việc lấy nước (địch thủy), tạo lửa (địch hỏa), đến thổi cơm. Đây cũng chính là nét độc đáo hấp dẫn làm nên đặc trưng của Lễ hội chùa Keo so với các vùng quê khác. Người dân làng Keo tin rằng, tham gia hội thi là được Đức Thánh ban lộc, ngoài ra, họ cũng tin rằng những vật dụng được các đội sử dụng trong hội thi sẽ đem lại may mắn nên khi hội thi kết thúc, các vật dụng thường được xin về đặt trong gian bếp với hy vọng một năm mới ấm áp và sum vầy.

Châm thi cuộc thi thổi cơm.

Chấm giải cuộc thi thổi cơm.

Trải qua hai năm đại dịch lễ hội không được mở, sự “trở lại” lần này như một làn gió mới thổi vào làng Keo cũng như du khách thập phương. Hy vọng rằng năm nay sẽ là một năm khởi sắc với tất cả du khách về với lễ hội chùa Keo.