Do mưa lớn liên tiếp, lượng nước từ trên nguồn đổ về sông Thu Bồn ngày càng nhiều khiến cho phố cổ Hội An bị ngập trở lại. Mặc dù trước đó, trưa ngày 9/10 lượng nước đã rút xuống và người Hội An đã dọn đi lớp bùn non để lại.

Theo ghi nhận, mực nước đang dâng lên rất nhanh. Hiện tại, mực nước tại đường Bạch Đằng đã dâng cao hơn 1m, có nơi sâu gần đến 1,5m. Nước lũ hiện đã băng qua đường đường Nguyễn Thái Học và có khả năng sẽ dâng đến đường Trần Phú. Mực nước lên nhanh khiến người dân tiếp tục dọn nhà để tránh hư hại đến tài sản.

Lượng nước đổ về nhiều khiến Hội An ngập trở lại.

Lượng nước đổ về nhiều khiến Hội An ngập trở lại.

Theo dự báo, diễn biến mưa trong vài ngày tới sẽ còn rất phức tạp nên các vùng trũng sẽ có nguy cơ ngập sâu. Thành phố Hội An cũng đã chỉ đạo các địa phương trũng thấp khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống lũ. Đối với các khu vực ngập sâu có thể tính đến phương án di tản dân cư.

Trong khu phố cổ, thành phố cũng đã gắn biển cấm người dân đi tới những khu vực nguy hiểm để tránh trường hợp tai nạn xảy ra. Đối với các hộ kinh doanh tại khu phố cổ cũng đã tạm nghỉ kinh doanh, di chuyển thiết bị ra ngoài để tránh hư hại. Mặc khác, thành phố Hội An cũng đã tạm dừng các hoạt động tham quan khu phố cổ để đảm bảo an toàn.

Nước đã băng qua nhiều con đường trước đi đổ vào các vùng trũng.

Nước đã băng qua nhiều con đường trước đi đổ vào các vùng trũng.

Ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết thành phố yêu cầu người dân gấp rút triển khai việc phòng chống, tránh tập trung, đi lại không cần thiết tại khu vục đã bị ngập.

"Hiện tại các lực lượng chức năng đang nổ lực triển khai công tác phòng chống lụt cũng như nhắc nhở, hướng dẫn, hỗ trợ người dân cảnh giác với rủi ro, nhất là việc đi lại tại các vùng sông nước", ông Nguyễn Văn Lanh nói.

Ngoài ra, đối với người Hội An cũng như du khách thì đây cũng được xem là một dịp để chiêm ngưỡng thành phố mùa lũ về. Người dân và du khách thích thú đi dạo phố trong những ngày này bởi lũ về cũng được xem là "đặc sản" của Hội An từ trước tới nay.

Thành phố Hội An đã gắn các biển cấm người dân đi tới các khu vực nguy hiểm.

Thành phố Hội An đã gắn các biển cấm người dân đi tới các khu vực nguy hiểm.

Chị Nguyễn Hồng Hạnh (Hà Nội) chia sẻ rằng đã nghe đến vẻ đẹp của Hội An mùa nước nổi đã lâu và hôm nay tình cơ được chiễm ngưỡng. Chị Hạnh cho rằng việc mưa lũ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân nơi đây nhưng cũng mang đến một vẻ đẹp riêng.

"Lũ lụt mang lại nhiều khó khăn cho người dân, nhưng đối với khu phố cổ cũng có một nét đẹp riêng trong những ngày này. Thực sự đi dạo trong khu phố cổ những ngày mưa rất yên bình và mát mẻ. Các ngôi nhà cổ ngập trong nước cũng mang lại một nét đẹp lạ, đi dạo phố trên thuyền cũng là một trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Hội An thời gian này." - Chị Nguyễn Hồng Hạnh chia sẻ. 

Các hộ kinh doanh đang khẩn trương di dời đồ ra khỏi khu phố cổ để tránh hư hại.

Các hộ kinh doanh đang khẩn trương di dời đồ ra khỏi khu phố cổ để tránh hư hại.

Tuyến phố Trần Phú vẫn còn khô rác trước khi nước đến.

Tuyến phố Trần Phú vẫn còn khô ráo trước khi nước đến.

Theo dự báo, nếu diễn biến mưa vẫn phức có thể nước sẽ dâng băng qua các tuyến phố phía trên.

Theo dự báo, nếu diễn biến mưa vẫn phức có thể nước sẽ dâng băng qua các tuyến phố phía trên.

Đầu tuyến phố Nguyễn Thái Học đã mấp mé nước.

Đầu tuyến phố Nguyễn Thái Học đã mấp mé nước.

Tại các vùng trũng hơn nước đã ngập quá đầu gối.

Tại các vùng trũng hơn nước đã ngập quá đầu gối.

Mực nước đang lên rất nhanh.

Mực nước đang lên rất nhanh.

Các tuy tuyến phố dần chìm trong nước.

Các tuyến phố dần chìm trong nước.

Cầu gỗ đường Công Nữ Ngọc Hoa đã bị nước bao trùm.

Cầu gỗ đường Công Nữ Ngọc Hoa đã bị nước bao trùm.

Nước lũ băng qua cầu An Hội, thành phố cũng đã cấm người dân đi qua cầu này.

Nước lũ băng qua cầu An Hội, thành phố cũng đã cấm người dân đi qua cầu này.

Khu vực trước chùa Cầu.

Khu vực trước chùa Cầu.

Nước lên nhanh sắp băng qua khu vực tổ chức hát bài chòi.

Nước lên nhanh sắp băng qua khu vực tổ chức hát bài chòi.

Một người dân đang neo đậu tại thuyền của mình vì lo nước chảy siết gây đứt dây chằng.

Một người dân đang neo đậu tại thuyền của mình vì lo nước chảy siết gây đứt dây chằng.

Tuyến phố Bạch Đằng ngập sâu hơn 1m và đang tăng thêm.

Tuyến phố Bạch Đằng ngập sâu hơn 1m và đang tăng thêm.

Các hộ kinh doanh đã chủ động dọn dẹp trước khi lũ đến.

Các hộ kinh doanh đã chủ động dọn dẹp trước khi lũ đến.

Người dân lo lắng nước lên nhanh vào nửa đêm sẽ gây nhiều khó khăn trong việc di tản.

Người dân lo lắng nước lên nhanh vào nửa đêm sẽ gây nhiều khó khăn trong việc di tản.

Các con hẻm trong khu phố cổ cũng đã bị nước lũ bao trùm.

Các con hẻm trong khu phố cổ cũng đã bị nước lũ bao trùm.

Một ngôi nhà tại đường Bạch Đằng.

Một ngôi nhà tại đường Bạch Đằng.

Ngã 3 Lê Lợi và Bạch Đằng, nước đã đến nửa thân bản chỉ đường.

Ngã 3 Lê Lợi và Bạch Đằng, nước đã đến nửa thân bản chỉ đường.

Người dân mang thuyền ra để di dời tài sản cũng như chở người từ khu phố đi ra.

Người dân mang thuyền ra để di dời tài sản cũng như chở người từ khu phố đi ra.

Các lực lượng chức năng cũng đã túc trực tại địa điểm bị ngập, thông tin để người dân chủ động dọn nhà.

Các lực lượng chức năng cũng đã túc trực tại địa điểm bị ngập, thông tin để người dân chủ động dọn nhà.

Hầu như các tuyến phố trũng thấp đều đã bị nước phủ qua.

Hầu như các tuyến phố trũng thấp đều đã bị nước phủ qua.

Nước lên nhanh và khó khiểm soát, thành phố thông báo người dân cần cẩn trong trong việc đi lại.

Nước lên nhanh và khó khiểm soát, thành phố thông báo người dân cần cẩn trọng trong việc đi lại.

Dọn dẹp nhà trước khi con nước lên.

Dọn dẹp nhà trước khi con nước lên.

Nước lũ cũng được xem là

Nước lũ cũng được xem là "đặc sản" của Hội An trong thời gian này. Nhiều du khách thích thú trong việc dạo phố bằng thuyền.

Thích thú dạo phố mùa nước lên.

Thích thú dạo phố mùa nước lên.

Các tiểu thương ở chợ Hội An cũng đã dọn quầy và về nhà.

Các tiểu thương ở chợ Hội An cũng đã dọn quầy và về nhà.

Chiều ngày 10/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã có công điện khẩn về ứng phó tình hình mưa lũ và ấp thấp nhiệt đới.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố tổ chức công tác truyền thông, thông tin kịp thời đến nhân dân biết về tình hình mưa lũ, thông tin vận hành các hồ chứa thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Tập trung tổ chức kiểm tra, rà soát và thực hiện sơ tán người dân vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn và rà soát; Chủ động huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng trũng thấp, ven sông, ven suối; Có phương án đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết;

Khẩn trương tổ chức thực hiện di dời, sơ tán dân vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ ngập sâu, sạt lở đất triệt để đến nơi an toàn trước 17 giờ ngày 10/10. Đồng thời, phân công rõ nhiệm vụ chỉ huy ứng phó các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN cấp huyện và ủy quyền điều hành công tác chỉ huy ứng phó đợt mưa lũ.