>>>[CẢM XÚC XUÂN] Về làng nghe tiếng đất hô...

>>>[CẢM XÚC XUÂN] Tết giữa non ngàn

Ngay từ sáng sớm ngày đầu Xuân, hàng nghìn người dân làng Phụng Công và du khách thập phương đã nô nức hân hoan kéo về khu vực đình làng tham dự lễ hội kéo chữ độc đáo.

Thường vào các dịp hội chính lễ hội múa Kéo chữ tháng 3, tháng 8 (Âm Lịch) chữ được kéo là "THIÊN - HẠ - THÁI - BÌNH" (chữ Hán), thì nay hội Múa kéo chữ được tổ chức ngay đầu năm mới 2023. Tại lễ hội này, chữ "HÒA BÌNH" được kéo lên trong tiếng hò reo hân hoan của hàng ngàn người dân và du khách.

Theo các cụ cao niên trong làng, hội múa Kéo chữ truyền thống làng Phụng Công được biến tạo từ hình thức luyện binh của các tướng lĩnh các vương triều phong kiến xa xưa, sang thành hội kéo chữ, gọi tắt là kéo hội.

Lễ hội múa Kéo chữ được dàn dựng công phu với sự tham gia biểu diễn của vài trăm người; đạo cụ là gươm đao giáo mác, cờ suý, cờ sai, trống, mõ, tù và, chiêng, lệnh… Các lớp múa di chuyển theo các lớp rải khung môn, bát môn để xếp lần lượt thành hai chữ:" HOÀ – BÌNH" mang đậm tính thượng võ như một cuộc luyện binh.

Theo ông Nguyễn Thanh - nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian, nguyên giám đốc sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Bình, múa Kéo chữ là một loại hình múa dân gian được duy trì ở nhiều hội làng nay thuộc huyện Quỳnh Phụ. Cùng tên gọi múa Kéo chữ nhưng ở mỗi hội làng được duy trì với những trình thức khác nhau, đội hình và đạo cụ khác nhau. Có loại múa kéo chữ với hàng trăm, vài trăm người tham gia, đạo cụ là gươm đao giáo mác, cờ suý, cờ sai, trống, mõ, tù và, chiêng, lệnh. Các lớp múa di chuyển theo các lớp rải khung môn, bát môn, chạy sắp bổ dồn, xoáy ốc... để xếp lần lượt thành bốn chữ: THIÊN - HẠ - THÁI – BÌNH (theo tự dạng chữ Hán) đậm tính thượng võ như một cuộc luyện binh. Lại có loại múa chỉ cần 64 người chuyển từ hàng đôi sang hàng bốn rồi thành hàng tám khoan thai, uyển chuyển tay cầm đèn hoa xếp thành các chữ "THÁI - BÌNH - CẢNH - SẮC" ca ngợi cảnh thái bình yên vui. Hình thức múa Kéo chữ ở làng Phụng Công nay thuộc xã Quỳnh Hội và làng Mỹ Giá nay thuộc xã Quỳnh Hưng huyện Quỳnh Phụ là hoành tráng và công phu hơn cả.

>>>[CẢM XÚC XUÂN] Sắc màu biên giới ngày Tết

>>>[CẢM XÚC XUÂN] Cái Tết của người Tày

Theo ông Thanh, trước ngày khai hội từ một đến hai tháng, các chức sắc trong làng cử ra một người Tổng loa chỉ huy chung, chọn các Tổng cờ cho các thập, chọn người cầm cờ sai và phân bổ quân cho các thập để tập luyện. Đội hình múa Kéo chữ được xếp thành hai bên tả hữu, mỗi bên 8 thập. Mỗi bên có tám Tổng cờ với các chức danh tiền nhất, tiền nhị, tiền tam, tiền tứ, hậu nhất, hậu nhị, hậu tam, hậu tứ và tối thiểu 36 quân. Phục vụ cho việc chỉ huy, hiệu lệnh gồm 4 cờ sai, 1 tù và, 1 loa, 5 trống, 1 thanh la.

Khi chuẩn bị múa, đội hình chia thành hai đạo tả hữu. Mỗi đạo thành 4 hàng (bốn dây) đầu hàng là Tổng cờ tiền, cuối hàng là Tổng cờ hậu, giữa là 9 quân. Bốn Cờ sai đứng hai bên cạnh mỗi hàng. Khi có hiệu lệnh trống, các quân vác đồ chấp kích lên vai, tay trái chống mạng sườn bước theo nhịp trống lưu thủy. Khi Tổng cờ hướng về phía trước, trống cái điểm, 8 thập quân chuyển thành đội hình hình vuông, chạy theo nhịp trống. Đó là lớp múa rải khung môn. Theo hiệu trống, từ lớp rải khung môn, trống thúc dồn, Tổng cờ dẫn quân chạy sắp để chuyển sang lớp bát trình (hay còn gọi là kẻ thập) thành 8 hàng ngang dọc đều nhau, mặt quay về đình, Tổng cờ, Cờ sai và quân hội đưa cờ hoặc đồ tế khí lên ngang trán vái ba vái theo nhịp trống. Kết thúc lớp bát trình.

Theo lệnh của Tổng loa, hiệu trống nổi lên các Tổng cờ dẫn quân từ lớp bát trình (8 hàng ngang) chuyển thành đội hình bát môn thành hai hình vuông lồng vào nhau tượng trưng cho hai vòng thành nội ngoại. Bốn cửa chính phía ngoài ở giữa bốn cạnh hình vuông phía ngoài. Bốn cửa trong là các góc của hình vuông bên trong. Tạo thành mỗi cửa là hai Tổng cờ gác chéo cờ (đầu dây này đứng với cuối dây kia thành cửa). Theo hiệu lệnh, đội hình chạy sắp để lột bát môn chuyển sang hình hoa hồi. Từ bốn cánh hoa hồi, tổng cờ chạy theo nhịp trống bổ dồn, chiêng trống náo động chuyển thành bốn ốc rồi từ đó chuyển thành ốc đôi, ốc một.

Qua 5 lớp múa khung môn, bát trình, bát môn, hoa hồi, vào ốc (bố dồn) đội hình lại di chuyển thành hình vuông (khung môn) để chuẩn bị kéo chữ. Theo lệnh của Tổng loa, từ khung môn các Tổng cờ dẫn quân vào các nét chữ theo thứ tự của từng chữ thì bốn cờ sai đứng ở hai đầu nét ngang trên.

Khi mỗi chữ được kéo xong, theo hiệu lệnh đội hình lại lột chữ trở về khung môn chuẩn bị tư thế vào nét chữ mới theo dẫn dắt của tổng cờ và chỉ huy của Cờ sai. Khi chữ cuối cùng kết thúc, chiêng trống vang dậy xen lẫn tiếng hô: "HÒA BÌNH".

Anh Nguyễn Bá Hanh, du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ, "tôi may mắn được trực tiếp tham dự lễ Hội kéo chữ mấy năm, năm nay đặc biệt lễ hội được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 nên cả nhà tôi cùng sang dự. Được hòa mình vào các hoạt động lễ hội, thưởng thức, vui chơi, trở nên gần gũi, yêu thương và đoàn kết hơn. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc giúp con người hướng tới những giá trị “Chân, Thiện, Mỹ”.

Sau đây là hình ảnh chúng tôi ghi nhận được:

Tại lễ hội này, chữ

Tại lễ hội này, chữ "HÒA BÌNH" được kéo lên trong tiếng hò reo hân hoan của hàng ngàn người dân và du khách.

Ngay từ sáng sớm ngày đầu Xuân, hàng nghìn người dân làng Phụng Công và du khách thập phương đã nô nức hân hoan kéo về khu vực đình làng tham dự lễ hội kéo chữ độc đáo.

Ngay từ sáng sớm ngày đầu Xuân, hàng nghìn người dân làng Phụng Công và du khách thập phương đã nô nức hân hoan kéo về khu vực đình làng tham dự lễ hội kéo chữ độc đáo.

Hội múa Kéo chữ truyền thống làng Phụng Công được biến tạo từ hình thức luyện binh.

Hội múa Kéo chữ truyền thống làng Phụng Công được biến tạo từ hình thức luyện binh.

Hội múa kéo chữ không đơn điệu mà rất giàu tính tổ chức và tính nghệ thuật. Vì số người tham gia trên nền hội khá đông mà sự chỉ huy, điều khiển lại hoàn toàn bằng hiệu lệnh (chiêng, trống).

Hội múa kéo chữ không đơn điệu mà rất giàu tính tổ chức và tính nghệ thuật. Vì số người tham gia trên nền hội khá đông mà sự chỉ huy, điều khiển lại hoàn toàn bằng hiệu lệnh (chiêng, trống).

Lễ hội múa Kéo chữ được dàn dựng công phu với sự tham gia biểu diễn của vài trăm người

Lễ hội múa Kéo chữ được dàn dựng công phu với sự tham gia biểu diễn của vài trăm người

Từ tổng cờ, cờ sai đến quân hội đều phải có tính tự giác cao, tinh thần chấp lệnh nghiêm bản hội mới hoàn chỉnh được

Từ tổng cờ, cờ sai đến quân hội đều phải có tính tự giác cao, tinh thần chấp lệnh nghiêm bản hội mới hoàn chỉnh được

Lễ hội múa Kéo chữ truyền thống làng Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình). Theo truyền thống, hàng năm mở hội hai kỳ tháng 3 và trung tuần tháng 8 (Âm Lịch). Năm nay, dân làng Phụng Công mở hội kéo chữ vào ngày năm mới Quý Mão 2023.

Hội múa kéo chữ không đơn điệu mà rất giàu tính tổ chức và tính nghệ thuật. Vì số người tham gia trên nền hội khá đông mà sự chỉ huy, điều khiển lại hoàn toàn bằng hiệu lệnh (chiêng, trống). Do đó từ tổng cờ, cờ sai đến quân hội đều phải có tính tự giác cao, tinh thần chấp lệnh nghiêm bản hội mới hoàn chỉnh được. Mặt khác, ngoài 16 tổng cờ và 8 cờ sai còn tùy thuộc vào sự lớn nhỏ của sân hội mà có thể tiếp thu (bố trí) 200-300 người hoặc hàng ngàn người đủ các tầng lớp trai, gái, trẻ, già đều có thể tham gia quân hội. Đồng thời xuất phát từ tính dân tộc và tính đại chúng của hội mà trang trí được nhiều màu tạo nên nền hội rực rỡ như một vườn hoa trăm sắc. Theo trình tự các lớp múa và kéo chữ phải diễn ra từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ nên thường là diễn ra 5 lớp múa là giải lao để chuẩn bị vào kéo chữ. Giờ giải lao là các trò vui xen kẽ như múa lân, múa kiếm, đấu roi và các trò chơi mang tính thượng võ. (Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thanh).