Liên hiệp Anh nguy cơ tan rã vì Brexit?

Cẩm Anh 02/01/2019 06:55

Khi năm 2018 kết thúc, có thể thấy Brexit đã làm sáng tỏ sự thật rằng các nền tảng gắn kết Vương quốc Anh đã rạn nứt trong một thời gian dài

Brexit có khiến Vương quốc Liên hiệp Anh tan rã?

Brexit có khiến Vương quốc Liên hiệp Anh tan rã?

Sự bế tắc hiện tại ở Westminster, và ý nghĩa của việc này với liên minh giữa Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland - đang khiến các chính trị gia lo lắng về sự chia rẽ chính trị trong nội bộ liên kết này.

Ông Jacob Rees-Mogg, một người theo quan điểm bảo thủ hoài nghi về châu Âu, đã nhận định về vấn đề này: "Hai rủi ro lớn nhất hiện nay là việc tách Bắc Ireland ra khỏi Vương quốc Anh theo như dự thảo thỏa thuận Brexit, và một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai".

Có thể bạn quan tâm

  • EU năm 2018: Brexit, bạo động và vấn đề ngân sách

    07:00, 17/12/2018

  • Trì hoãn Brexit, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

    11:00, 12/12/2018

  • Chính phủ Anh trì hoãn bỏ phiếu Brexit: Bà May toan tính điều gì?

    11:30, 11/12/2018

  • Bỏ phiếu Brexit: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

    07:36, 10/12/2018

Có thể thấy, sự chia rẽ của Vương quốc Anh được minh họa rõ ràng bởi 8 năm gần nhất của lịch sử bỏ phiếu. Hãy lấy cuộc tổng tuyển cử năm 2010 làm điểm khởi đầu, trong đó các cử tri đã chọn liên minh giữa Đảng Bảo thủ của cựu Thủ tướng Anh David Cameron và Đảng Dân chủ Tự do của ông Nick Clegg.

Hai đảng theo chủ nghĩa trung dung này có vẻ là một liên minh an toàn tại thời điểm nước Anh vẫn trong tình trạng hỗn loạn khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vừa kết thúc.

Tuy nhiên, trong 5 năm liên minh này nắm quyền, các biện pháp chặt chẽ được đưa ra khiến hầu hết những nhà phân tích chính trị vào thời điểm đó đều chắc chắn rằng đảng Lao động sẽ giành lại quyền lực dưới thời lãnh đạo Ed Miliband trước liên minh của ông Cameron.

Nhưng một kết quả gây "sốc" trong năm 2015 đã chứng kiến việc ông Cameron giành được đa số tại Nghị viện. Rất nhiều người Scotland đã bỏ phiếu cho Đảng Quốc gia Scotland ủng hộ độc lập. 

Cùng với cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Scotland thất bại một năm trước đó, kết quả cuộc tổng tuyển cử là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy khoảng cách giữa Anh và Scotland đã trở nên rộng đến mức nào.

Sau đó là cuộc trưng cầu dân ý về Brexit và việc ông Jeremy Corbyn thất bại trước Thủ tướng Theresa May trong cuộc bầu cử sớm năm 2017.

Nhiều cử tri ở các khu vực ủng hộ Brexit của Anh đã phản đối bà May và bỏ phiếu cho ông Jeremy của đảng Lao động. Mặc dù vậy, bà May vẫn giành được phiếu bầu của những người Scotland ủng hộ việc ở lại EU, bất chấp đảng của bà ủng hộ Brexit cứng.

Rõ ràng, công chúng Anh đang bị chia rẽ về Brexit, và sự chia rẽ đó cũng đang xảy ra đặc biệt gay gắt tại các vùng còn lại. Ở Anh, quan điểm của London trái ngược với phần còn lại của đất nước.

Chính từ London đã xuất phát chiến dịch cho một cuộc bỏ phiếu thứ hai có thể ngăn chặn Brexit. Nhưng chính những lá phiếu của người dân London đã mang lại chiến thắng cho việc rời khỏi EU.

Điều này đã tạo ra căng thẳng không chỉ ở Anh, mà trong cả liên hiệp khi các quyết định tại nước Anh có ảnh hưởng lớn nhất, thậm chí có thể điều hướng chính sách tác động đến các vùng khác.

Trong trường hợp Brexit - có nghĩa là những người Scotland ủng hộ Anh ở lại EU cảm thấy người Anh đang kéo họ ra khỏi khối này, trái với ý muốn của họ. Đáng báo động hơn, cuộc thăm dò gần đây cho thấy các cử tri Bảo thủ Anh sẽ hài lòng với việc liên hiệp tan rã để đổi lấy một thỏa thuận Brexit tốt.

Sự chia rẽ rõ ràng hơn nằm ở Scotland. SNP rõ ràng muốn thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý độc lập lần thứ hai và gia nhập lại EU với tư cách là một quốc gia độc lập.

Trong khi đó, đảng Bảo thủ Scotland mong muốn một hình thức Brexit "mềm mại" hơn để bảo vệ nền kinh tế của Scotland trong khi vẫn duy trì liên hiệp, mặc dù đây là điều trước đó họ không đồng ý với các đối tác nước Anh.

Ở Bắc Ireland, đảng Liên minh Cộng hòa nắm giữ cán cân quyền lực trong Quốc hội và hiện là một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc thông qua thỏa thuận của bà May. Một điều dường như đã bị các chính trị gia lãng quên trong tất cả những điều này: "một số người ở Brussels nói tiếng Anh".

Ông Guy Verhofstadt, điều phối viên Brexit cho Nghị viện EU bình luận: "Vẫn chưa rõ hiện nước Anh muốn gì. Chúng tôi vẫn hy vọng thỏa thuận đã đồng ý sẽ thuyết phục được đa số. Nếu không, các nghị sĩ phải hợp tác để tìm ra giải pháp thỏa hiệp cho mối quan hệ trong tương lai".

Sự hỗn loạn không phải là một lý do đủ tốt để một quốc gia quan trọng như Vương quốc Anh rơi vào một lỗ đen do chính họ tạo ra. Tin tốt là với tình hình hiện tại, các quốc gia đều tin rằng liên hiệp nên được duy trì.

Khi Brexit gần đến cao trào, có lẽ giới tinh hoa chính trị của Vương quốc Anh sẽ trở nên sắc bén hơn và bắt đầu tìm lối thoát khỏi mớ hỗn loạn này. Họ cần phải làm cho công chúng tin cậy hơn vào liên minh; nếu không sự sụp đổ của Vương quốc Anh sẽ đến rất nhanh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Liên hiệp Anh nguy cơ tan rã vì Brexit?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO