Liên kết doanh nghiệp: “Chìa khoá” phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp cần liên kết trên nền tảng dẫn dắt, tạo điều kiện của các địa phương mới thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tại Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ” diễn ra chiều 20/12 tại Hải Phòng.
 
Ông

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Hồng Long, vùng KTTĐ Bắc Bộ có quy mô kinh tế lớn thứ hai cả nước, đóng góp gần 32% GDP, xuất khẩu chiếm 32% và thu ngân sách 31% của cả nước với nhiều điều kiện thuận lợi.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ có 3 tỉnh hạt nhân là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh với 3 sân bay, nhiều tuyến đường cao tốc quan trọng, 44 khu công nghiệp với nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như xi măng, ô tô, điện tử, sản xuất năng lượng điện, than, logistics...

Vùng KTTĐ Bắc Bộ với những nhà tư sản lớn như Trịnh Văn Bô của Hà Nội, Sơn Hà của Hải Phòng và Bạch Thái Bưởi của Quảng Ninh. “Những nhà tư sản này đã mang hình ảnh của Việt Nam ra khắp thế giới, đây là niềm tự hào của vùng KTTĐ Bắc Bộ, cũng là điều kiện cho phát triển kinh tế của vùng này, ông Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hồng Long cho rằng, dù ngành công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển mạnh với nhiều doanh nghiệp lớn nhưng vẫn chủ yếu thuộc về khu vực FDI. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu ở vai trò gia công, lắp ráp. Vùng này cũng có một số ngành dịch vụ mũi nhọn nhưng không bền vững.

“Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các tỉnh trong Vùng cũng chưa đồng đều, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng KTTĐ Bắc Bộ có 2 tỉnh nằm top 10 và 5 tỉnh nằm top 20 nhưng cũng có 2 tỉnh nằm ở top cuối”, ông Nguyễn Hồng Long cho biết.

Bên cạnh đó, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp đánh giá kim ngạch xuất khẩu của Vùng ở mức cao, nhưng không đóng góp nhiều vào cân bằng cán cân thương mại. Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới có quy mô còn nhỏ.

Toàn cảnh Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”

Toàn cảnh Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”

Để khắc phục những điểm nghẽn nói trên, ông Nguyễn Hông Long khẳng định, doanh nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Vùng.

Với doanh nghiệp FDI được xem là khu vực lan toả, dẫn dắt các các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhưng thực tế lại khó khăn. Các DNNVV vẫn khó tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên vật liệu và gia công, lắp ráp cho các doanh nghiệp FDI, do đó việc dẫn dắt của khối FDI đối với các DNNVV còn rất hạn chế”, ông Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.

Với doanh nghiệp trong nước, tính liên kết của các doanh nghiệp trong khu vực vẫn mang tính địa phương, quy mô nhỏ. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả còn thấp, chi phí logistics vẫn ở mức cao.

Trong khi đó, chiến lược phát triển ngành nghề cho khu vực vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng còn thiếu.

Lấy ví dụ vể câu chuyện giá cước viễn thông, ông Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh tới vai trò của liên kết doanh nghiệp để giải quyết những điểm nghẽn kể trên. Trước đây giá viễn thông rất cao nhưng hiện nay xuống thấp khi cạnh tranh cao từ 3 nhà mạng, việc liên kết phát sóng trên cùng 1 cột phát sóng đã giúp giá cước viễn thông giảm mạnh.

Ngoài ra theo ông Nguyễn Hồng Long, lĩnh vực du lịch của vùng lại chưa làm được vai trò liên kết này, với những sản phẩm du lịch hạn chế, thiếu đồng bộ và hấp dẫn.

“Năm 2016, tôi kiểm toán dự án Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, thấy có mục ghi nợ cho Hải Phòng, hỏi ra mới biết, đây là số tiền mà tỉnh Quảng Ninh ứng tiền làm cầu cho cao tốc, ứng như vậy mới triển khai dự án nhanh được, chứ mỗi địa phương làm một khúc đường thì không thể làm nhanh”, ông Long dẫn chứng và khẳng định phải liên kết mới thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Theo đó, phải gắn kết tạo ra những doanh nghiệp lớn, mang tính hỗ trợ để phát triển.

Theo ông Nguyễn Hồng Long, cần có quan điểm hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhưng không thể thiếu vai trò tổ chức, dẫn dắt, định hướng của các địa phương. Nếu các địa phương mở cửa cho doanh nghiệp thì đó là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp vùng đó.

“Các địa phương phải tạo điều kiện, dẫn dắt cho liên doanh, liên kết, không thể để phát triển rời rạc”, ông Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liên kết doanh nghiệp: “Chìa khoá” phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088976 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088976 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10