Chính sách ưu đãi "hút" doanh nghiệp đầu tư Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL

Bài - Ảnh: THY HẰNG 16/09/2023 07:14

Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ dự kiến thu hút 6.600 tỷ đồng vào đầu cơ sở hạ tầng và hơn 9.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư vào khai thác thứ cấp.

>>>Điểm yếu chế biến "kìm chân" chuỗi liên kết nông sản vùng ĐBSCL

Cần có cơ chế chính sách ưu đãi về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế đất từ 5- 10 năm cho các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi lạnh, cảng biển để tăng tính thu hút vào Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL.

Diễn đàn kinh tế thường niên năm 2023 tại TP Cần Thơ.

Diễn đàn kinh tế thường niên năm 2023 tại TP Cần Thơ. 

Theo Quyết định 816/QĐ-TT ngày 07/07/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2050, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về “ Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đặc biệt là Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Cần Thơ đã quy định về việc phát triển 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại khu vực.

Trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc hình thành Trung tâm liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.

Theo ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng, Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ nhận định, Trung tâm liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ sẽ đóng góp vào phát triển kinh tế ĐBSCL, dự kiến thu hút đầu vào cơ sở hạ tầng của Trung tâm ước khoảng 6.600 tỷ đồng và hơn 9.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư vào khai thác thứ cấp trong thời gian tới.

Góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cho các mặt hàng ĐBSCL, đặc biệt là giúp người dân, doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất, ổn định thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản thông qua việc nâng cao năng lực xuất khẩu hàng nông sản góp phần vào tăng trưởng GRDP, phát triển kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Đồng thời, nâng cao trình độ sản xuất, thương mại, dịch vụ cho lực lượng sản xuất trong vùng, tiếp cận trình độ quốc tế. Góp phần tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp và giá trị gia tăng cao hơn cho người lao động, doanh nghiệp, góp phần ổn định sinh kế, đời sống, xã hội vùng ĐBSCL.

Trung tâm liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ sẽ đóng góp vào phát triển kinh tế ĐBSCL, dự kiến thu hút đầu vào cơ sở hạ tầng của Trung tâm ước khoảng 6.600 tỷ đồng và hơn 9.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư vào khai thác thứ cấp trong thời gian tới.

Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ dự kiến thu hút 6.600 tỷ đồng vào đầu cơ sở hạ tầng và hơn 9.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư vào khai thác thứ cấp.

Theo đó, Trung tâm liên kết nông sản tại TP Cần Thơ sẽ gồm 10 chức năng  chính là đầu tư và phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất và dịch vụ, nhất là dịch vụ logistics.

Thứ hai, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, ưu tiên các loại công nghệ để hình thành các chuỗi cung ứng gắn kết các nhà sản xuất nguyên liệu, nhà chế biến, thương nhân, các nhà vận chuyển, dịch vụ logistics, nhà phân phối và khách hàng, người tiêu dùng cùng các bên liên quan khác;

Thứ ba, cung cấp các dịch vụ công: Hải quan, bao gồm soi chiếu container; chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm;

Thứ tư, dịch vụ hỗ trợ: Văn phòng cho thuê; bưu điện; ngân hàng; bảo hiểm; ăn nghỉ, vui chơi giải trí; nhà ở nhân viên, công trình hạ tầng xã hội và các tiện ích khác;

Thứ năm, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu; tổ chức hội chợ, triển lãm; trưng bày, trải nghiệm sản phẩm; gian hàng bán tại chỗ; sàn giao dịch nông sản;

Thứ sáu, dịch vụ logistics: kho bãi, xếp dỡ, trung tâm phân loại, phân phối hàng hóa; cảng cạn (ICD); giao nhận vận tải quốc tế; bến xe hàng hóa; kiểm định và phân tích kỹ thuật; thu gom xử lý phế thải;

Thứ bảy, khu phi thuế quan: kho ngoại quan (hàng tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển); kinh doanh hàng miễn thuế;

Thứ tám, sản xuất, chế biến nông sản; cung ứng vật tư, nguyên liệu, thiết bị, công nghệ cho ngành nông nghiệp;

Thứ chin, dịch vụ tư vấn đầu tư, các chuyên môn khoa học, kỹ thuật về sản xuất nông, thủy sản; nghiên cứu sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế phẩm sinh học, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;

Thứ mười, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các cấp quản trị, điều hành, quản lý, giám sát, kỹ thuật nghiệp vụ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đào tạo chuyên gia, đặc biệt là chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.

>>>Trung tâm nông sản ĐBSCL: Mô hình nào phù hợp?

PGS TS Nguyễn Văn Sánh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL nhấn mạnh, Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL đã được định vị là trung tâm đầu mối của toàn vùng, được phân theo 3 tiểu vùng sinh thái đi theo đó là sản phẩm.

Cần thống nhất tầm nhìn quan điểm và vị trí chức năng của từng trung tâm. Trong đó, trung tâm tại Cần Thơ gồm 10 chức năng. Trong đó, có 4 chức năng chính kết nối với 7 trung tâm còn lại ở các tỉnh là định hướng thị trường, nối kết hạ tầng giao thông và logistics,…

PGS TS Nguyễn Văn Sánh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL nhấn mạnh, Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL đã được định vị là trung tâm đầu mối của toàn vùng, được phân theo 3 tiểu vùng sinh thái đi theo đó là sản phẩm.

PGS TS Nguyễn Văn Sánh nhấn mạnh, Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL được phân theo 3 tiểu vùng sinh thái đi theo đó là sản phẩm.

Cùng với đó, Trung tâm tại Cần Thơ sẽ phát huy vai trò “dẫn dắt” ở một số chức năng như: Chế biến sâu; Đào tạo nhân lực; Sàn giao dịch và thương mại điện tử; Chuẩn hoá sản phẩm; Xây dựng thương hiệu; Nâng cấp hoạt động cảng Cái Cui kết hợp thông quan; Dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh xuất nhập khẩu.

Chia sẻ về các đề xuất, giải pháp trước mắt và trung hạn về logistics và chuỗi cung ứng hàng hóa cho thực hiện trung tâm sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhấn mạnh, giải pháp trước mắt cần tối ưu hóa sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có, theo đó, nâng cấp và bảo trì các công, kho, bến bãi để đảm bảo hoạt đồng hiệu quả.

Đồng thời, đầu tư vào hệ thống chuỗi lạnh để duy trì chất lượng sản phẩm nông sản. “ĐBSCL sở hữu khoảng 30% số lượng kho lạnh của khu vực phía Nam, chủ yếu phân bố tại Long An, Cần Thơ và Hậu Giang. ĐBSCL cho thấy có khả năng cung cấp khoảng 239.950 pallet, chiếm khoảng 48% tổng năng lực kho lạnh của Việt Nam. Tuy nhiên hiện tại theo thống kê có duy nhất 1 kho lạnh tại Cần Thơ và các kho đều hoạt động 1 công đoạn chưa thể kết nối thành 1 chuỗi cũng ứng nên cần xây dựng trung tâm đầu mối logistics để có thể tạo thành 1 chuỗi cũng ứng hoàn chỉnh từ việc hướng dẫn bà con nuôi trồng thu hoạch theo quy chuẩn đến việc hướng dẫn bảo quản xuất khẩu hàng hóa đúng cách tiết kiệm chi phí thời gian và bảo đảm năng suất hiệu quả”, ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh.

ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhấn mạnh, giải pháp trước mắt cần tối ưu hóa sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có.

Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực VLA nhấn mạnh, giải pháp trước mắt cần tối ưu hóa sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có.

Về giải pháp lâu dài, trước hết cần phát triển trung tâm thu gom, xây dựng trung tâm thu gom hiện đại và đầu mối tập trung để tối ưu hóa với cơ chế thủ tục hải quan, tài chính cần được thực hiện thông thoáng tại Trung tâm này. Đồng thời, có cơ chế chính sách về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giao đất, miễn thuế đất từ 5- 10 năm cho các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi lạnh, cảng biển tại ĐBSCL vì chi phí đầu tư lớn.

Thứ hai, thiết lập một nền tảng giao dịch điện tử cho các sản phẩm nông sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán và quản lý dữ liệu.

Thứ ba, tăng cường hợp tác liên kết, tạo cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp logistics và các đối tác trong chuỗi cung ứng để tăng cường tính hiệu quả.

Theo đó, Phó Chủ tịch thường trực VLA nhấn mạnh tới việc tạo cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp logistics và các đối tác trong chuỗi cung ứng để tăng cường tính hiệu quả. Tập trung vào việc phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đủ mạnh, nhất là các doanh nghiệp cung dịch vụ logistics trọn gói 3PL và 4PL liên kết hiệu quả với thị trường quốc tế.

Các ý kiến tại Diễn đàn đều nhấn mạnh tới việc liên kết

Các ý kiến tại Diễn đàn đều nhấn mạnh tới việc liên kết tạo cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp logistics và các đối tác trong chuỗi cung ứng để tăng cường tính hiệu quả.

Thành lập Hiệp hội logistics vùng ĐBSCL với trung tâm là Cần Thơ.Đồng thời, hợp tác giữa các doanh nghiệp liên quan trong kiểm tra chất lượng, chiếu xạ hoa quả cần tiến hành tại chỗ thay vì đưa đi xa như hiện nay. Ứng dụng khoa học công nghệ về thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, ứng biến với từng thị trường. Tận dụng được lợi thế về thị trường mới và thuế mà các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA và RCEP mang lại, giúp giảm thiểu hàng hóa xuất khẩu hoa quả tiểu ngạch.

Xác định mặt hàng chủ lực của mỗi địa phương trong khu vực, tập trung quy trình chuẩn và có cơ chế đặc biệt để phát triển thâm nhập các thị trường xuất khẩu khó tính nhất và chính ngạch.

Thứ tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Có thể bạn quan tâm

  • Điểm yếu chế biến "kìm chân" chuỗi liên kết nông sản vùng ĐBSCL

    14:47, 15/09/2023

  • Doanh nghiệp vượt rào cản an toàn để nông sản "xuất ngoại"

    03:30, 15/09/2023

  • Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên dùng từ “giải cứu” nông sản

    15:36, 15/08/2023

  • Trung tâm nông sản ĐBSCL: Mô hình nào phù hợp?

    04:01, 12/07/2022

  • Trung tâm nông sản ĐBSCL: Băn khoăn nguồn nguyên liệu

    10:01, 11/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính sách ưu đãi "hút" doanh nghiệp đầu tư Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO