LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ: Cơ hội đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông

Diendandoanhnghiep.vn Với 3 loại hình vận tải được xác định là trọng tâm gồm đường bộ, hàng không và đường sắt, Lãnh đạo Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải đã chia sẻ những đề xuất để “Đại lộ sinh đại phú”.

>>>LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ: Đẩy mạnh phát triển dự án hạ tầng giao thông lớn

Diễn đàn "Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ" được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức từ 13h30 – 17h00, ngày 27/09/2023 tại trụ sở VCCI Hà Nội.

Diễn đàn

Diễn đàn "Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ" được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

"Đại lộ sinh đại phú"

Chia sẻ tại Diễn đàn “Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ”, ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, Bộ GTVT chia sẻ: “Đại lộ sinh đại phú”, vậy làm sao để hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế vùng?

Theo đó, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải nhận định, bức tranh chung để kết nối vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ với các vùng động lực kinh tế còn hạn chế.

Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải nhận định, bức tranh chung để kết nối vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ với các vùng động lực kinh tế còn hạn chế.

Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải nhận định, bức tranh chung để kết nối vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ với các vùng động lực kinh tế còn hạn chế.

Do đó, để phát huy thế mạnh của Vùng cần phải xác định việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (quốc gia, vùng, địa phương) phải đồng bộ và phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế của Vùng để giao thông vừa là động lực thúc đẩy, vừa là cơ hội đầu tư phát triển song hành với tiềm năng kinh tế của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phát triển hạ tầng giao thông của Vùng ngoài các mục tiêu an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh thì đến nay đã được nâng lên tầm nhận thức mới, đó là trở thành động lực để kết nối các địa phương cùng liên kết phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế là thế mạnh, là đặc thù, là tiềm năng của vùng. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông kết nối vùng là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ, giải pháp có tính trọng tâm, đột phá làm tiền đề nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng. Điều này thể hiện rất rõ trong tất cả 14 quy hoạch tỉnh đã và đang triển khai.

Ngoài những điểm đến là các đô thị trung tâm của các tỉnh, các không gian kinh tế quan trọng của Vùng sẽ không thể tách rời hệ thống giao thông vận tải, được xác định là các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, điểm du lịch và những khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt lưu ý đến những ngành như khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản.

>>>[TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN] Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ

Ba loại hình vận tải trọng tâm

Từ thực tế này, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải đề xuất 3 loại hình mà trọng tâm 2 loại hình giao thông được coi là phù hợp nhất để tập trung ưu tiên đầu tư sớm đó là đường bộ cao tốc và cảng hàng không.

Chuyên gia nhấn mạnh

Chuyên gia nhấn mạnh đường bộ cao tốc, hàng không và đường sắt là 3 loại hình vận tải trọng tâm của vùng.

Thứ nhất, về phát triển hệ thống đường cao tốc, ông Chung nhấn mạnh, đường bộ cao tốc là phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn sẽ tạo điều kiện kết nói vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Vùng thủ đô Hà Nội theo mô hình hướng tâm sẽ liên kết các địa phương với nhau đi lên các cửa khẩu và về với vùng thủ đô Hà Nội để đi ra cảng biển và các vùng khác trong cả nước, phục vụ hành khách, hàng hóa ở các chặng đường ngắn và trung bình, đồng thời sẽ kết nối đến các phương thức vận tải đường dài như đường sắt, đường biển.

Đặc biệt, lãnh đạo Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải nhấn mạnh đường bộ cao tốc là loại hình giao thông cần được ưu tiên hơn vì sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho đại đa số người dân, doanh nghiệp trong việc tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển, kịp thời đưa sản phẩm, dịch vụ đến với thị trường.

Theo Đề án Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, kết quả tính toán trên một số tuyến đường cao tốc đã đầu tư trong giai đoạn 2010 – 2020 khi có tuyến cao tốc đi qua địa bàn thì tốc độ tăng trưởng GRDP của từng địa phương sẽ tăng từ 1,1-2,0%/năm; tạo công ăn việc làm thêm; thúc đẩy thu hút đầu tư.

Cụ thể theo nghiên cứu của tư vấn đối với 04 đoạn, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình; Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương, kết quả lượng hóa GRDP của các địa phương nơi có tuyến cao tốc đi qua gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên , Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Long An và Tiền Giang trong 2 kịch bản tăng trưởng GRDP trong chuỗi thống kê với kịch bản trước khi có cao tốc và sau khi có cao tốc trong giai đoạn 2010-2018 cho thấy lợi ích khi có tuyến đường bộ cao tốc đi qua sẽ làm tăng GRDP của các tỉnh: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, lợi ích khi có tuyến cao tốc đi qua đóng góp tăng 1,1% GRDP (~ 12.099 tỷ đồng); Tuyến Nội Bài - Lào Cai, tăng 2,1% GRDP (~ 19.618 tỷ); Tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, tăng 2,0% GRDP (~ 17.495 tỷ); (4) Tuyến TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, tăng 0,9% GRDP (~ 10.839 tỷ).

Dù tầm quan trọng của đường bộ cao tốc là vậy, tuy nhiên ông Chung chia sẻ, việc kêu gọi đầu tư xã hội – đầu tư PPP vào loại hình này ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn khó khi nhà đầu tư nhìn hiệu quả tài chính phụ thuộc vào lưu lượng xe ở vùng.

“Nếu nhìn hiệu quả tài chính của dự án đường bộ cao tốc phụ thuộc vào lưu lượng xe của vùng thì sẽ rất khó. Do đó, các tỉnh có thể kêu gọi doanh nghiệp theo hướng gắn với hệ sinh thái, có chuỗi giá trị đầu tư thông qua hệ sinh thái gắn kết với dự án đầu tư giao thông để phát huy giá trị như đầu tư hệ sinh thái du lịch, nghĩ dưỡng, hoặc khai thác khoáng sản”, ông Phạm Hoài Chung đề xuất.

Ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, Bộ GTVT chia sẻ: “Đại lộ sinh đại phú”.

Ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, Bộ GTVT chia sẻ: “Đại lộ sinh đại phú”.

Thứ hai, để kết nối nhanh và thu hút đầu tư với các tỉnh của vùng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải nhận định phải đẩy mạnh hệ thống cảng hàng không.

Trước hết, về các cơ hội tham gia đầu tư cảng hàng không trong Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7 tháng 6 năm 2023. Theo đó, trong Vùng sẽ có 3 cảng hàng không trong lộ trình đầu tư dự kiến đến 2030 cần được kêu gọi đầu tư: Dự án CHK Sa Pa, tỉnh Lào Cai, TMĐT khoảng 4.200 tỷ đồng; Dự án CHK Lai Châu, tỉnh Lai Châu, TMĐT khoảng 4.350 tỷ đồng; Dự án CHK Nà Sản, tỉnh Sơn La, TMĐT khoảng 5.688 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể xem xét tham gia đầu tư kinh doanh bến tàu khách (cùng với các dịch vụ du lịch) tại các vùng hồ lớn trong Vùng như vùng hồ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, hồ Na Hang ở Tuyên Quang, hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên, hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần ở Bắc Giang…

“Các doanh nghiệp đầu tư dự án hạ tầng giao thông cảng hàng không, sân bay yêu cầu là các doanh nghiệp mạnh, có chuỗi giá trị  đầu tư thông qua hệ sinh thái gắn kết với dự án đầu tư giao thông để phát huy giá trị như đầu tư hệ sinh thái du lịch, nghĩ dưỡng, hoặc khai thác khoáng sản….hoặc khu đô thị sân bay”, ông Phạm Hoài Chung đề xuất.

Đồng thời chia sẻ, loại hình vận tải thứ ba cần được vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chú trọng là đầu tư đường sắt kết nối.

“Hiện 90% vận tải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phụ thuộc vào vận tải đường bộ. Do đó, cần quan tâm đẩy mạnh phát triển hạ tầng đường sắt để kết nối với vận tải biển giữa vùng và các vùng lân cận, tạo thuận lợi cho lưu thông và nâng cao giá trị hàng hoá của vùng”, ông Chung chia sẻ.

Hiện 90% vận tải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phụ thuộc vào vận tải đường bộ.

Hiện 90% vận tải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phụ thuộc vào vận tải đường bộ.

Nhắc lại thách thức trong việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng giao thông của vùng là khó, ông Phạm Hoài Chung cũng cho rằng, các tỉnh cần quan tâm phát triển cảng cạn (ICD) và các trung tâm logistics là “cánh tay nối dài” của cảng biển để thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Có vậy, việc kết nối giữa cửa khẩu kinh tế với cảng biển mới được thúc đẩy.

“Muốn đi nhanh chúng ta đi một mình nhưng muốn đi nhanh phải đi cùng nhau, muốn phát triển nhanh và bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, các tỉnh, các doanh nghiệp phải gắn kết hơn nữa”, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải nhấn mạnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ: Cơ hội đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714305585 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714305585 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10