Liên kết kinh tế vùng

HƯƠNG GIANG thực hiện 15/02/2022 11:00

Trao đổi với DĐDN, PGS.TS Dương Hoa Xô – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP. HCM cho rằng liên kết kinh tế vùng là vấn đề cấp bách.

>>Bàn lại quy hoạch liên kết vùng Đông Nam Bộ

PGS.TS Dương Hoa Xô cho rằng giải quyết bài toán liên kết vùng không thể một sớm một chiều, mà phải có quá trình, thậm chí là sự quyết tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chứ không chỉ hành động đơn lẻ của địa phương.

- Chủ đề liên kết vùng đã từng được nhắc đến tại nhiều diễn đàn. Tuy nhiên, các giải pháp phát huy hiệu quả của liên kết vùng xem ra vẫn chưa có điểm sáng nào nổi bật. Vậy theo ông, đâu là giải pháp cần thiết nhất trong lúc này?

Như chúng ta đã biết, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) chỉ có 8 tỉnh, gồm: TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. Mặc dù Vùng KTTĐPN có diện tích chỉ chiếm khoảng 9,23% và dân số chiếm 22,17% dân số của cả nước, nhưng đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách, giá trị xuất khẩu và đầu tư nước ngoài của cả nước.

Theo số liệu thống kê năm 2020, GRDP của Vùng đạt 1.941,021 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 2010) chiếm 50,45 % GDP của cả nước, trong đó TP. HCM đã chiếm tới 51,12% GRDP của cả Vùng.

TP.HCM là hạt nhân của Vùng KTTĐPN trên nhiều khía cạnh, như trình độ phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động, trung tâm tài chính-thương mại-dịch vụ... Do đó, cần phải xác định thật rõ, thậm chí là ấn định và giao TP.HCM là đầu tàu, điểm kết nối hết sức quan trọng giữa các địa phương trong và ngoài vùng để giải quyết bài toán căn cơ này.

 Diễn đàn Kinh tế Đông Nam do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, đã thảo luận các biện pháp kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực hiệu quả, bền vững.

Diễn đàn Kinh tế Đông Nam do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, đã thảo luận các biện pháp kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực hiệu quả, bền vững.

- Bên cạnh việc ấn định TP.HCM thực hiện vai trò trung tâm thì, các địa phương còn lại sẽ làm gì để phát huy hiệu quả, thưa ông?

Vùng KTTĐPN, trước hết là “Tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ”, còn là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Do đó, ngoài việc liên kết vùng giữa các địa phương thì sự liên kết 4 nhà “Nhà nước – nhà khoa học – nhà nông và doanh nghiệp”, cũng không thể thiếu.

Nhà nước với vai trò là trung tâm để hoạch định và vận hành các cơ chế chính sách, thực hiện quy hoạch vùng, trong đó có sự tham gia của nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông.

Nhà khoa học sẽ có vai trò nghiên cứu để đưa gia các đề tài khoa học có giá trị cao để doanh nghiệp và nhà nông áp dụng và thực hiện.

Nhà nông có vai trò thực hiện và tuân thủ các quy định của Nhà nước về quy hoạch phân vùng vùng sản xuất, nguyên liệu để tránh hiện tượng “mạnh ai nấy làm” dẫn đến vỡ quy hoạch tổng thể và rủi ro không đáng có.

Nhà đầu tư (doanh nghiệp) có vai trò chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm; phối hợp với các cơ quan Nhà nước mở rộng thị trường để chủ động đầu ra, thay vì chỉ phụ thuộc vào một thị trường dẫn đến rủi ro cao. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần năng động hơn, đi sâu, sát để xác định thế mạnh của địa phương mình và khơi thông nguồn hàng hoá, kể cả đầu vào lẫn đầu ra.

>>Liên kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hạ tầng mềm cho miền Tây

- Thực tế vừa qua cho thấy, ngoài việc liên kết 4 nhà thì các địa phương cũng cần phải chủ động trong việc khơi thông chuỗi cung ứng hàng hóa đầu vào - đầu ra giữa các địa phương, thưa ông?

Đúng vậy, bài học vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu dẫn đến ùn ứ hàng hoá xuất phát từ khâu quản lý và mạnh ai nấy làm. Và câu chuyện ùn ứ hàng nghìn container ở cửa khẩu trong thời gian vừa qua là một ví dụ điển hình.

Do đó, để khắc phục vấn đề ách tắc và khơi thông chuỗi cung ứng hàng hóa đầu vào - đầu ra giữa các địa phương, cần có cơ chế phối hợp thống nhất giữa chính quyền các tỉnh, thành phố trong Vùng; có thể theo các mức độ, tùy vào yêu cầu thực tiễn. Chẳng hạn, cơ chế phối hợp, thống nhất giữa các địa phương trong tứ giác Vùng (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu), giữa các địa phương trong Vùng KTTĐPN, giữa các địa phương trong Vùng với địa phương ngoài Vùng (ĐBSCL, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,..).

Bên cạnh đó, ưu tiên thực hiện các biện pháp duy trì sản xuất đối với các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu, giảm đến mức thấp nhất của việc gãy khúc chuỗi xuất khẩu tại các thị trường bên ngoài.

- Xin cảm ơn ông.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Cần xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kết nối vùng, liên kết vùng

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Cần xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kết nối vùng, liên kết vùng

    19:01, 11/02/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Tăng cường liên kết vùng trồng và nhà máy

    Ùn tắc nông sản biên giới: Tăng cường liên kết vùng trồng và nhà máy

    04:00, 24/01/2022

  • Bàn lại quy hoạch liên kết vùng Đông Nam Bộ

    Bàn lại quy hoạch liên kết vùng Đông Nam Bộ

    04:00, 02/01/2022

  • Liên kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hạ tầng mềm cho miền Tây

    Liên kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hạ tầng mềm cho miền Tây

    14:00, 24/12/2021

  • Liên kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Khởi động ngay từ 0…

    Liên kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Khởi động ngay từ 0…

    11:00, 24/12/2021

  • Chú trọng liên kết vùng trong quy hoạch Hà Nội

    Chú trọng liên kết vùng trong quy hoạch Hà Nội

    05:00, 10/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Liên kết kinh tế vùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO