Liên kết, phát triển bền vững du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Diendandoanhnghiep.vn Việc liên kết, hợp tác đã góp phần thúc đẩy du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển, tạo ra những giá trị khác biệt, hiệu ứng lan tỏa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội du lịch...

>> Cà Mau cần khai thác tốt thương hiệu "Đất Mũi" - cực Nam của Tổ quốc

Sáng 10/12, UBND tỉnh Cà Mau và UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội nghị “Tổng kết chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, với chủ đề "Nâng tầm liên kết – Phát triển bền vững". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival Tôm và Diễn đàn kết nối các sản phẩm OCOP ĐBSCL do tỉnh Cà Mau tổ chức.

Các đại biểu dự hooii nghị

Các đại biểu dự Hội nghị tổng kết chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân đánh giá, chương trình liên kết là trọng điểm liên kết vùng, là xu thế tất yếu của sự phát triển, nhằm tạo ra không gian để quảng bá, đầu tư, phát triển du lịch; góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sau 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch đang được đẩy mạnh với nhiều hoạt động sáng tạo, góp chuyển biến du lịch vùng, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội du lịch; tạo ra giá trị khác biệt của thị trường du lịch nội địa và quốc tế.

Thực hiện thỏa thuận hợp tác, tỉnh Cà Mau đã tập trung, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, quản lý quy hoạch và đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhất là quan tâm công tác quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch, du lịch kết nối, với điểm nhấn là Chương trình “Cà Mau điểm đến năm 2023” với chuỗi hoạt động phong phú, hấp dẫn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho rằng: Chương trình liên kết là xu thế tất yếu của sự phát triển nhằm tạo ra không gian để quảng bá, đầu tư, phát triển du lịch.

Trong đó, điểm nhấn là Lễ hội cua Cà Mau năm 2022 đến Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023”. Với sự gắn bó chặt chẽ, chỉ đạo thực hiện đồng bộ giữa các tỉnh cùng sự chủ động, sáng tạo, kiên trì của cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp du lịch, thì du lịch của vùng ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển mạnh mẽ, hiệu quả thực chất hơn nữa.

Ông Lê Trương Hiền Hoà, Phó giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh ĐBSCL đã phát huy vai trò của TP Hồ Chí Minh là cửa ngõ thuận lợi, tiếp giáp các tỉnh, thành trong khu vực; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đây thực sự là không gian chung của các doanh nghiệp du lịch - lữ hành, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch, doanh nghiệp đầu tư du lịch... tạo nên sự cộng hưởng với những giá trị kép từ các chính sách kích cầu du lịch rất hấp dẫn”.

Trong năm 2023, theo thống kê tại 100 doanh nghiệp du lịch - lữ hành tại TP Hồ Chí Minh thường xuyên tham gia các hoạt động liên kết hợp tác với các tỉnh, thành ĐBSCL, các chương trình du lịch liên kết TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL về trải nghiệm văn hoá, sinh thái, sông nước miệt vườn và thưởng thức ẩm thực Nam Bộ được khai thác, thu hút hơn 2,7 triệu lượt khách từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác về khu vực ĐBSCL.

Các tỉnh, thành ĐBSCL cũng đã chủ trì tổ chức 7 chương trình khảo sát du lịch, kết nối, với sự tham gia của khoảng 600 lượt doanh nghiệp du lịch - lữ hành tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch tại các tỉnh: Bạc Liêu, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau.

Chương trình liên kết đã xây dựng được một thương hiệu lớn để quảng bá, xúc tiến đến các thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế. Trong đó, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang và Cà Mau được xác định là cửa ngõ để hút các thị trường khách từ các tỉnh, thành đến và trao đổi nguồn khách giữa các địa phương theo hướng bền vững.

ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, năm 2023, Hậu Giang đã có kế hoạch để triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch, tham gia các chuyến khảo sát đánh giá điểm đến trong chương trình "Kết nối hành trình đất phương Nam" tại các tỉnh, thành ĐBSCL; tham gia các gian hàng quảng bá, xúc tiến du lịch tại các sự liện trong chương trình liên kết.

Đặc biệt, trong năm, Hậu Giang tổ chức nhiều sự kiện lớn tạo tiếng vang, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế: Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Tuần lễ Không gian Việt Nam, Festival Áo bà ba, Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam...

Hậu Giang rất mong nhận được sự hỗ trợ, góp ý từ các chuyên gia về du lịch, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND các tỉnh, thành trong khu vực trong kêu gọi đầu tư vào các dự án du lịch của tỉnh, cụ thể là đầu tư phát triển Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, để trở thành điểm đến lý tưởng trong thời gian tới.

Khu du lịch Mũi Cà Mau

Khu du lịch Mũi Cà Mau

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và ngành du lịch TP Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành ĐBSCL đề ra kế hoạch phát triển trong thời gian tới như: Xây dựng Đề án phát triển sản phẩm du lịch liên kết; tổ chức chương trình bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn TP Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; xây dựng không gian chung quảng bá, giới thiệu du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ 20 năm 2024; quảng bá điểm đến du lịch của 13 tỉnh, thành ĐBSCL trên nền tảng ứng dung bản đồ thông minh 3D/360 của TP Hồ Chí Minh; triển khai Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL...

Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đánh giá cao vai trò của chương trình liên kết, tạo không gian chung để phát triển du lịch, chung mong muốn thay đổi diện mạo, kích cầu của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và cac tỉnh, thành ĐBSCL.

Ông Dương Anh Đức cho rằng việc hợp tác, đã góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, tạo ra những giá trị khác biệt, hiệu ứng lan tỏa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp du lịch, hiệp hội du lịch... Công tác truyền thông tuyên truyền về các nội dung liên kết được thực hiện dưới nhiều hình thức, từng bước hình thành thương hiệu vùng, tạo điều kiện trong công tác xúc tiến, quảng bá đến các thị trường trong nước và quốc tế.

Năm 2024, tiếp tục cụ thể hóa các nội dung ký kết, tổ chức diễn đàn liên kết phát triển du lịch, xây dựng đề án phát triển sản phẩm du lịch liên kết, tổ chức chương trình bình chọn điểm đến, quảng bá điểm đến du lịch trên nền tảng ứng dụng bản đồ thông minh 3D/360, tổ chức cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liên kết, phát triển bền vững du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714303334 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714303334 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10