“Liều lượng” cho gói hỗ trợ lần 2?

PHAN NAM 20/08/2020 11:00

Việt Nam cần gói hỗ trợ đợt 2 với quy mô khoảng 10% GDP, tương đương 30 tỉ USD để giúp doanh nghiệp trụ vững và hạn chế thất nghiệp.

Tại cuộc họp thảo luận về các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định xã hội mới đây, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã đề cấp đến việc xây dựng gói hỗ trợ lần 2.

Tăng khả năng hấp thụ

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, Bộ đang đánh giá lại các gói hỗ trợ và thiết kế chính sách kinh tế phù hợp hơn. Theo đó, báo cáo đánh giá sẽ được chia làm hai phần. Phần một là các chính sách ban hành, các kết quả đạt được, những hạn chế, đánh giá hiệu quả từng gói hỗ trợ. Phần hai là những chính sách mới, nguồn lực và thời gian triển khai ngay hay lâu dài.

Cùng với đó, các bộ ngành cần có thống kê, đánh giá tình hình doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh một cách sâu rộng, toàn diện đầy đủ mới xây dựng được bức tranh tổng thể để có chính sách phù hợp cho từng ngành, lĩnh vực, cần xây dựng lại các kịch bản tăng trưởng.

 Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đâyp/chỉ ra, mới có khoảng 3% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ từ chính sách khắc phục khó khăn do dịch COVID–19. Ảnh: Quốc Tuấn

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây chỉ ra, mới có khoảng 3% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ từ chính sách khắc phục khó khăn do dịch COVID–19. Ảnh: Quốc Tuấn

Đặc biệt, các Bộ ngành cần tính toán các biến số có độ bao phủ rộng hơn, xây dựng một mô hình đầy đủ tính toán các yếu tố tác động. Từ đó, chúng ta đưa ra được các gói hỗ trợ đủ mạnh về liều lượng và kịp thời hơn, hướng đúng đối tượng để phát huy hiệu quả lớn nhất.

Trên thực tế, Việt Nam đã có hai gói hỗ trợ chính: một về tài khóa như giãn, giảm thuế, phí, tiền sử dụng đất quy mô 180.000 tỷ đồng, và một gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại toạ đàm “Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: Góc nhìn thực tế từ doanh nghiệp và sự đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức cách đây không lâu chỉ ra rằng, mới có khoảng 3% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ từ chính sách khắc phục khó khăn do dịch COVID–19.

Với gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, theo Bộ LĐ-TB&XH cho biết tính đến nay, các địa phương đã phê duyệt cho 15,8 triệu người với số tiền khoảng 20.000 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 400 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân giãn đóng bảo hiểm xã hội và 2.500 tỷ đồng chi trả bảo hiểm thất nghiệp. Con số này chứng tỏ số doanh nghiệp có thể "chạm tay" tới gói hỗ trợ 62.000 tỷ còn rất khiêm tốn.

Gói tài khóa quy mô 180.000 tỷ đồng cũng chưa giải ngân được nhiều do thời hạn giãn, hoãn thuế, phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp quá ngắn và kèm theo nhiều thủ tục.

Đủ “liều lượng”?

Chính vì vậy, để tăng khả năng “đề kháng” cho doanh nghiệp cũng như xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, về nguyên tắc, chính sách lần 2 phải bao quát toàn diện các đối tượng, phải đủ lớn, đủ mạnh để tác động ngay, kích thích tăng trưởng kinh tế. Các chính sách đều phải gắn đến quản lý cơ cấu các ngành, lĩnh vực, phải gắn với tái cơ cấu và những lĩnh vực liên quan. Gói hỗ trợ phải đảm bảo đa mục tiêu chứ không chỉ kích thích tăng trưởng kinh tế.

Một số chuyên gia cho rằng, nhiều nước có gói hỗ trợ tương đương 10% GDP. Trước đây, năm 2008, Việt Nam đã có gói kích thích kinh tế khoảng 10% GDP. Vì vậy quy mô gói hỗ trợ đợt 2 cũng phải tương tự mới giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó.

Theo TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Việt Nam vẫn còn dư địa để đưa ra các gói hỗ trợ trong bối cảnh nợ công hiện giảm còn 54%, thấp hơn trần nợ công cho phép (65%). Ông Kiên đề xuất, có thể huy động nợ công để đưa vào kích thích nền kinh tế. Vấn đề ở đây, chúng ta đặt mục tiêu phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm sốc và tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi năm sau. Mục tiêu đặt ra cho chính sách mới nếu có sẽ là đa mục tiêu, chấp nhận bội chi nhưng ở mức độ trong 1 năm hay 2 năm để không ảnh hưởng kinh tế vĩ mô và giá trị đồng nội tệ.

Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, các biện pháp phải hỗ trợ sẽ hướng đến các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động duy trì sản xuất, kinh doanh và khuyến khích quay trở lại hoạt động, tránh việc cắt giảm hơn nữa số lao động đang làm việc. Đồng thời, cần hỗ trợ các doanh nghiệp lớn đang gặp khó khăn về sự thiếu hụt dòng tiền.

Ông Lê Minh Dõng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Viettrolimex Đà Nẵng:

Chúng tôi sáng tạo, có sức chống chịu, chúng tôi làm tốt, nhưng không được thụ hưởng bất kỳ một chính sách nào liên quan đến bảo hiểm xã hội, hỗ trợ người lao động. Mong muốn của Chính phủ là hỗ trợ cho lực lượng lao động. Nhưng hiện tại tỷ lệ doanh nghiệp, người lao động hưởng lợi còn quá ít. Không phải chính sách dở mà con người thực hiện có vấn đề.

Ông Trần Xuân Mai, Công ty CP tập đoàn Hoàng Mai:

Dù Thủ tướng rất quyết liệt chỉ đạo tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp, nhưng thực tế bên dưới vẫn còn những hạn chế. Đặc biệt là khâu thủ tục hiện nay khiến các doanh nghiêp rất khó tiếp cận các gói hỗ trợ. Gói hỗ trợ lần 2 triển khai cũng sẽ gặp khó, nếu vẫn giữ những nguyên tắc ràng buộc như lần 1. Hỗ trợ doanh nghiệp phải thực chất và dễ tiếp cận. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bùng phát trở lại không biết bao giờ mới kết thúc thì phải tính đến các giải pháp hỗ trợ dài hơi cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 19/8:

    ĐIỂM BÁO NGÀY 19/8: "Liều lượng" cho gói hỗ trợ lần 2?

    07:00, 19/08/2020

  • TP. HCM sẽ có gói hỗ trợ thứ 2 cho các doanh nghiệp gặp khó khăn vì COVID-19

    TP. HCM sẽ có gói hỗ trợ thứ 2 cho các doanh nghiệp gặp khó khăn vì COVID-19

    14:55, 18/08/2020

  • Gói hỗ trợ kinh tế lần 2 sẽ ra sao?

    Gói hỗ trợ kinh tế lần 2 sẽ ra sao?

    11:32, 17/08/2020

  • DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 3- 8/8: Sắp có gói hỗ trợ kinh tế mới?

    DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 3- 8/8: Sắp có gói hỗ trợ kinh tế mới?

    11:30, 08/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Liều lượng” cho gói hỗ trợ lần 2?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO