Nước Việt trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn nhưng đều ngự ở chốn linh thiêng Hoàng thành Thăng Long.
>>NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM: Trình diễn Áo dài cổ phục việt
Đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, hội tụ thiên thời, địa lợi, nhân hoà nên đã được các triều đại chọn để tạo dựng cơ nghiệp cho muôn đời con cháu mai sau.
GS sử học Lê Văn Lan nhấn mạnh tại Lễ dâng hương 52 vị Vua Việt Nam trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, số 9 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, VCCI và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, ngày 23/11.
GS sử học Lê Văn Lan cho biết, tại 9 bậc thềm rồng này vào năm 1028 khi Đức Lý Thái Tổ băng hà thì một cuộc loạn tam vương đã diễn ra tại đây. Tướng Lê Phụng Hiểu sau khi ra cửa Tây dẹp tan loạn tam vương thì đã trở về đây bước lên những bậc thềm rồng báo tiệc với tân Hoàng Lý Thái Tông. Từ đây, nước Việt đã yên ổn trở lại.
Năm 1428, đuổi xong giặc Minh Hoàng đế Lê Thái Tổ cũng đã bước lên 9 bậc thềm rồng này và ra lệnh tuyên cáo tuyển hậu. Bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bản thiên cổ hùng văn có giá trị như một tuyên ngôn độc lập và có sức mạnh ngang mười vạn quân.
Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung Thái Tổ chiều Mạc thay nhà Lê lên ngôi khai sáng nhà Mạc thì Thái Tổ Mạc Đăng Dung cũng đã bước lên đây.
Nhìn vào những linh vật rồng đá do Đức Lê Thánh Tông cho dinh tạo vào năm 1467, năm 1527 khi Thái Tổ Đăng Dung bước lên làm lễ đăng quang tà áo thụng của vị tân Hoàng đế đã bị mắc vào những vẩy rồng đá.
Rồng đá vào thời điểm long trọng đó cũng không đồng tình với việc Mạc Đăng Dung lên ngôi nhà Lê nên “dương vây” giữ áo hoàng bào của Mạc Đăng Dung lại, lúc đó vua nhà Mạc đã rút kiếm chặt vẩy rồng.
“Hiện nay, chúng ta đang được chứng kiến những chiếc vẩy rồng có màu sáng của xi măng được đắp vào để thay những vẩy rồng gốc bằng đá”, GS sử học Lê Văn Lan lý giải.
Năm 1786, Nguyễn Huệ đưa quân từ Phú Xuân ra Hà Nội phù Lê diệt Trịnh, vua Lê Hiển Tông cũng ngự ở trên đỉnh núi này để Nguyễn Huệ mang gươm của người chiến thắng bước lên 9 bậc thềm rồng làm lễ yết kiến.
Khi đó, từ một góc xa một viên tướng cận thần của Hoàng đế Lê Hiển Tông thấy Nguyễn Huệ đeo gươm bước lên 9 bậc thềm rồng, người trung thần đó đã không khiếp sợ oai phong của Nguyễn Huệ mà bước ra nói với Nguyễn Huệ “xin hãy bỏ gươm ra trước khi lên thềm rồng”. Nguyễn Huệ sau một phút chần chừ đã tháo gươm trao cho viên tướng nhà Lê đó.
Những việc như vậy 1.000 năm hay hơn 1.000 năm đã diễn ra ở đây. Hôm nay, chúng ta thành kính tưởng niệm, tôn vinh bằng lễ dâng hương anh linh 52 vị Hoàng đế đã ngự tại đây với tất cả tấm lòng thành kính.
Dâng hương để tưởng nhớ các vị Hoàng đế, anh linh của các vương triều. Nhưng cũng đồng thời tôn vinh, hướng cõi lòng về cầu xin những sự kiện, hiện tượng lịch sử vẻ vang hay nghiêm trọng đã diễn ra tại đây để cùng nhau hội tụ, chứng giám và phù trợ cho sự nghiệp của chúng ta, của đất nước, của thời đại lúc này mà trong nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII có nhấn mạnh đến 4 chữ “khát vọng phát triển”.
“Chúng ta dâng hương cầu xin anh linh lịch sử của quá khứ để lại cho chúng ta những truyền thống vẻ vang và phù trợ cho chúng ta trong sự nghiệp khát vọng phát triển ngày hôm nay”, GS sử học Lê Văn Lan bày tỏ.
Vẫn theo GS sử học Lê Văn Lan, khi dâng hương nơi tiền sảnh, nhìn lại 9 bậc thềm rồng thì các dấu chân lịch sử, quá khứ vẫn còn phảng phất đâu đây. Những lụa là, vàng son đang được tạm dựng để làm lễ trường cho cuộc dâng hương.
Vì ở trên đỉnh của ngọn núi thiêng này-núi Long Đỗ tức núi rốn rồng, núi Nùng tức núi tươi tốt từ thời Đức Lý Thái Tổ đã hiện diện toà chính điện càn nguyên. Càn là mặt trời, Nguyên là nguồn gốc. Nguồn gốc của trời đất là tên của toà chính điện đã được dựng tại đây đầu tiên.
Có thể bạn quan tâm
11:23, 23/11/2022
10:30, 23/11/2022
09:15, 23/11/2022