Phải loại bỏ được tư duy dân "đụng chuyện" là nghĩ đến xem mình có quen ai không, nhờ “ông” nào nói giúp. Tư duy này phản ánh tiêu cực của xã hội.
>>Còn tình trạng “cứ làm đúng quy định” khi văn bản chồng chéo
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại phiên thảo luận ở tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, ngày 24/10.
Theo Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, trong đó cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra và tiếp tục trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.
"Nói điều này không phải tự khen đất nước mình, nhưng những kết quả đạt được rất ấn tượng. Vừa qua tôi tham gia một số hoạt động đa phương, gặp gỡ một số lãnh đạo các nước thì cơ bản đánh giá rất cao nỗ lực, kết quả của chúng ta", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ.
Tuy nhiên, bên cạnh thành công Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng cho rằng vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Trong đó, có nhiều công việc cần giải quyết nhưng khả năng giải quyết của các cơ quan nhà nước chưa đáp ứng được.
Nhiều vấn đề cần tháo gỡ nhưng khả năng tháo gỡ hạn chế. Đơn cử, thị trường bất động sản trong gần 2 năm qua đã tháo gỡ được dự án nào lớn hay chưa? Hay xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém 10 năm qua các ngân hàng 0 đồng vẫn chưa giải quyết được.
Vẫn theo Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19 kỳ vọng rất lớn, quyết tâm rất cao nhưng triển khai rất chậm. Đầu tư công tưởng chừng khó nhất vì không có tiền nhưng có tiền thì chi tiêu vẫn chậm.
Điểm lại tình hình thực hiện một số chủ trương quan trọng, Chủ tịch nước nhấn mạnh, bên cạnh tác động từ bên ngoài, những yếu kém trong tổ chức thực hiện thì việc phân cấp, phân quyền vẫn chưa đạt kết quả cao, chưa khích lệ được tinh thần dám chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị.
Kết luận của Đảng có nêu một vấn đề là phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch theo hướng cấp dưới không phải đi hỏi cấp trên chuyện của mình và cấp trên không phải với tay xuống làm những việc của cấp dưới. Khi cần thiết hỏi phải trả lời rõ ràng, minh bạch. Điều này chúng ta chưa thực hiện được.
>>Nghị quyết số 43/2022/QH15: Quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội
>>Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong phạm vi Quốc hội cho phép
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chỉ ra 3 vấn đề còn nhiều hạn chế, bất cập.
Thứ nhất, phân cấp, phân quyền đạt kết quả chưa cao, chưa rõ ràng, chưa khích lệ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ thống. Có nhiều việc quyền hạn không rõ mà mỗi lần đi hỏi mất tối thiểu 3 tháng, trung bình 6 tháng và thậm chí có vấn đề 9 tháng để nhận được một văn bản trả lời làm theo quy định của pháp luật. Cùng với đó là tư duy là “thích ôm đồm” quyền xây dựng chính sách nên không chịu phân cấp.
Thứ hai, trách nhiệm trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như luật, nghị định, thông tư chưa cao. Đã có nhiều cán bộ làm sai bị xử lý kỷ luật. Nhưng cán bộ ban hành một nghị định, thông tư, thậm chí cao hơn là luật để khâu triển khai gặp nhiều vướng mắc, rắc rối thì "chưa thấy ai bị làm sao".
Thứ ba, mọi người hay nói cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm. Đây là khuyết điểm. Cán bộ không thể né tránh, sợ trách nhiệm. Nhưng sợ sai thì đúng, vì làm mà không sợ sai mới nguy hiểm. Sợ sai để làm kỹ hơn, nghiên cứu pháp luật đầy đủ hơn, cân nhắc trước sau lợi hại đến quốc kế dân sinh trước khi quyết định là một phẩm chất cần thiết của cán bộ.
“Nhưng tôi có cảm nhận cán bộ nắm luật, nắm quy định của các văn bản pháp luật không rõ”, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ.
Khi tiếp xúc có cảm giác một số cán bộ làm công tác chuyên môn, quản lý ở sở, quận, huyện nhưng nói chung chung, nói lời tốt đẹp, còn công việc cụ thể giải quyết chưa thấu đáo. Đây là vấn đề cần phải giải quyết. Để giải quyết việc này, trước hết từng địa phương phải thực sự làm, nghiên cứu, tháo gỡ xem vướng mắc, khó khăn từ đâu.
"Còn bây giờ đến chỗ nào cũng nói vướng, gặp ai cũng nói vướng. Đến diễn đàn này mà vẫn còn than khó, than vướng, chậm tháo gỡ... thì dân biết kêu ai?", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói.
Do đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị phải loại bỏ được tư duy dân "đụng chuyện" là nghĩ đến xem mình có quen ai không, nhờ “ông” nào nói giúp. Tư duy này phản ánh tiêu cực của xã hội.
“Phải làm sao để khi dân gặp khó thì phải nghĩ ngay đến chính quyền, luật pháp. Đó mới là tư duy lành mạnh, cần hướng tới”, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị.
Có thể bạn quan tâm
04:24, 24/10/2023
17:08, 23/10/2023
10:11, 23/10/2023