"Loay hoay" giải pháp "đóng - mở” trong quản lý xe buýt

Diendandoanhnghiep.vn Trong tư duy quản lý vận tải xe buýt hiện nay, nhiều địa phương vẫn đang "loay hoay" giữa hai giải pháp "đóng - mở".

>>Vì sao xe buýt khiến "thượng đế" phải bỏ đi?

Nghĩa là vẫn tìm cách dùng biện pháp hành chính để hạn chế xe cá nhân, người dân phải buộc lòng sử dụng phương tiện công cộng. 

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: VGP/Quang Thương

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: VGP/Quang Thương

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ tại cuộc tọa đàm “Để xe buýt thực sự là một lựa chọn văn minh” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức gần đây.
 
"Như vậy, hướng đi của các địa phương đang tập trung vào các biện pháp hành chính bằng cấm đoán, hạn chế hơn là thúc đẩy theo nguyên tắc thị trường. Đó là, "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", "khách hàng là thượng đế", "tiền nào của đấy" hoặc "thuận mua vừa bán", dùng cơ chế thị trường để giải quyết vấn đề. Có thể đây là giải pháp căn cơ hơn chăng?", TS. Nguyễn Sĩ Dũng nêu vấn đề.
 
Chia sẻ quan điểm của mình, TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nếu chúng ta sử dụng các biện pháp không cẩn thận, như ủng hộ cái này, hạn chế cái kia bằng biện pháp hành chính thì bây giờ không còn phù hợp. “Và đương nhiên là nó trái với nguyên lý của nhà nước pháp quyền, trái với nguyên tắc thị trường. Đây là vấn đề thứ nhất có thể nhìn rõ”, TS. Lưu Bình Nhưỡng nói.
 
TS. Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh, xe buýt là phương tiện văn minh nên chúng ta phải sử dụng nền tảng văn minh, không thể sử dụng những thứ phi văn minh, kém văn minh để áp đặt vào đó.
TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: VGP/Quang Thương

TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: VGP/Quang Thương

Đồng tình với quan điểm, ông Đào Viết Ánh, Tổng Giám đốc Công ty Phương Trang khẳng định, muốn hạn chế được phương tiện cá nhân, yêu cầu quan trọng đầu tiên là không thể ép người dân phải đi những phương tiện giao thông công cộng kém chất lượng, không được đầu tư bài bản ngay từ ban đầu về thái độ phục vụ, về luồng tuyến, về thời gian khoảng cách…
 
Nếu bắt ép dân đi phương tiện cũ nát, nghèo nàn, không được đầu tư bài bản thì chắc chắn người dân sẽ nói ra những ý kiến không được hay. Và lúc đó chính quyền địa phương rất khó đưa ra những phán đoán, cũng như những quyết định sáng suốt hơn. Vì không đầu tư bài bản từ đầu, không lựa chọn đơn vị vận tải uy tín và có tiềm lực.
 
Từ khía cạnh của người dân hay đơn vị vận tải, nếu như muốn làm tốt một dịch vụ nào đó nhưng không đầu tư bài bản, không bỏ chi phí từ đầu, mà lại bắt người dân phải sử dụng dịch vụ nhưng khi bước chân lên xe thì lại nhếch nhác, tuyềnh toàng thì người dân chắc chắc quay lưng lại.
 
Vừa qua, có một Sở Giao thông vận tải đã phát động phong trào công chức, viên chức đi làm bằng xe buýt. Đây là tác động của phía cầu cho các doanh nghiệp, nhưng cũng có dư luận phản ứng "kêu gọi là sự bất lực của quản lý", "đừng biến việc phát động cán bộ, công chức đi xe buýt thành một phong trào hình thức", "không cần kêu gọi suông, nâng chất lượng lên thì người dân sẽ chọn đi xe buýt".
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Thương.

Bình luận về việc này, ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, khuyến khích, kêu gọi người dân đi xe buýt, trước tiên động viên lực lượng công chức, viên chức là rất “khôi hài”. Bởi vì, nhu cầu đi lại là do cá nhân quyết định, trừ khi bố trí xe riêng.
 
Do đó, theo ông Thanh, quan trọng nhất là cần tìm mọi cơ chế, chính sách để làm sao cung phát triển tốt. Cung chất lượng tốt thì khắc nhu cầu tăng. Cung, cầu rất lớn nhưng hiện nay vẫn cứ “tung” sản phẩm kém cỏi, thì người dân sẽ từ chối bởi họ có quyền lựa chọn. Khi đưa ra một sản phẩm tốt hơn thì người dân sẽ hưởng ứng, thay vì phải "cưỡng bức" nhau.
 
Đánh giá về nhận định này, theo TS. Lưu Bình Nhưỡng, chúng ta phải lưu ý "Hữu xạ tự nhiên hương". Xe buýt là một dịch vụ công chứ không phải là yêu cầu "chúng ta ra trận". Đây không phải là yếu tố của thời chiến, không phải làm cách mạng mà chúng ta lại chỉ phát động hay là cưỡng bức.
 
“Bắt người dân đi xe buýt" như "phong trào thể dục, lên huyện để cổ vũ" trong câu chuyện của Nguyễn Công Hoan là không được. Do đó, chính sách phải đảm bảo tạo ra môi trường pháp lý tốt, điều kiện tốt về hạ tầng và tạo ra được chất lượng”, TS. Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Loay hoay" giải pháp "đóng - mở” trong quản lý xe buýt tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713255812 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713255812 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10