LOGISTICS 4.0: Chọn mô hình dịch vụ nâng cao năng lực cạnh tranh

Diendandoanhnghiep.vn Ngành logistics Viêt Nam đứng thứ 11 trong các thị trường logistics mới nổi năm 2022. Tuy nhiên, năng lực vận hành và hiệu quả trong hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics vẫn ở mức thấp.

>> LOGISTICS 4.0: Chuyển đổi để phát triển ngành logistics Việt Nam

Đó là ý kiến của chuyên gia và các doanh nghiệp ngành logistics tại Diễn đàn: “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển", sáng 19/10/2022 tại TP.HCM.

Diễn đàn: “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển

Diễn đàn: “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển", sáng 19/10/2022 tại TP.HCM.

Chọn mô hình dịch vụ "chia chọn tự động"

Theo ông Nguyễn Thành Văn - Giám đốc Công ty Global Robotics Service Việt Nam, ngành logistics Viêt Nam đang trong giai đoạn “chuyển mình” mạnh mẽ kể từ sau thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực (2014), trở thành thị trường đứng thứ 11 trong các thị trường logistics mới nổi năm 2022. Tuy nhiên, năng lực vận hành và hiệu quả trong hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong hoạt động mảng kho bãi ở Việt Nam vẫn ở mức thấp nếu so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan hay Indonesia.

"Một trong những nguyên nhân yếu kém đấy chính là việc áp dụng các giải pháp tự động hóa trong các khâu của hoạt động kho bãi chưa được xem trọng và đầu tư đúng mức – ông Văn nêu vấn đề. Cũng theo ông Văn, năm 2017, Công ty Lazada Express đầu tư hệ thống chia chọn bằng công nghệ băng chuyền, và trở thành đơn vị tiên phong trong ngành logistics áp dụng công nghệ tự động hóa để năng cao năng suất và hiệu quả vận hành.  

Theo ông Nguyễn Thành Văn - Giám đốc Công ty Global Robotics Service Việt Nam

Ông Nguyễn Thành Văn - Giám đốc Công ty Global Robotics Service Việt Nam: Doanh nghiệp Việt nam cần chọn mô hình dịch vụ “chia chọn tự động” để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong giai đoạn 2020-2021, VN Post, Best Inc, Tiki cũng đưa công nghệ soạn hàng tự động vào hoạt động tại các Trung tâm chia, chọn, hoàn thiện đơn hàng đầu cuối của mình (Fulfillment Hub). Như vậy, số lượng các công ty áp dụng công nghệ chia chọn tự động vẫn còn khá khiêm tốn so với con số hơn 3.500 doanh nghiệp logistics Việt Nam và tập trung chủ yếu ở mảng thương mại điện tử, hay chuyển phát nhanh vốn đòi hỏi phải xử lý lượng đơn hàng lớn hằng ngày.

Do đó, để phát huy hiệu quả, ông Văn cho rằng doanh nghiệp cần áp dụng “mô hình dịch vụ chia chọn tự động - RaaS” giúp các doanh nghiệp “thuê” robot dưới dạng một sản phẩm dịch vụ chia chọn bao gồm phần cứng (robot, hệ thống…), phần mềm điều khiển và quản lý kèm theo các gói giải pháp trong khâu chia chọn. Khách hàng không cần phải đầu tư hay trả tiền chỉ để thuê thiết bị mà được thanh toán dự trên đơn hàng xử lý được xử lý. Gói dịch vụ chia chọn đã bao gồm tất cả từ khâu thiết bị, phần mềm đến cả việc bảo trì hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hơn.

>>  LOGISTICS 4.0: Doanh nghiệp vẫn gặp khó trong chuyển đổi số

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Đồng quan điểm, bà Lê Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Thương mại - SLP Việt Nam: Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện và đồng bộ. Hệ thống giao thông và quy hoạch cảng biển, kho bãi còn phân tán, thiếu tính kết nối. Đặc biệt, nền tảng hệ thống kho bãi của Việt Nam đang có quy chuẩn chưa cao, được thiết kế và quy hoạch không đồng đều. Phần lớn diện tích kho bãi đang tập trung ở các tỉnh thành phía Nam, chỉ có 30% diện tích kho bãi được xây dựng và quy hoạch ở miền Bắc. Đây chính là rào cản lớn đối với các hoạt động vận chuyển hàng hóa, lưu trữ kho bãi, quản trị chuỗi cung ứng toàn diện tại Việt Nam hiện nay.

bà Lê Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Thương mại - SLP Việt Nam: Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện và đồng bộ. Hệ thống giao thông và quy hoạch cảng biển, kho bãi còn phân tán, thiếu tính kết nối.

Bà Lê Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Thương mại - SLP Việt Nam: Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện và đồng bộ. Hệ thống giao thông và quy hoạch cảng biển, kho bãi còn phân tán, thiếu tính kết nối.

Thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp, tuy nhiên, hầu hết đều hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Còn khá nhiều doanh nghiệp Logistics chưa cung ứng được sâu chuỗi các dịch vụ trong toàn bộ chuỗi cung ứng mà chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng công đoạn với vai trò là nhà thầu phụ trong dây chuyền logistics cho các doanh nghiệp cấp dịch vụ logistics quốc tế.

"Hệ thống cung cấp các chuỗi dịch vụ logistics đang thiếu sự tích hợp, chưa áp dụng số hóa trong quản lý vận hành, do vậy tự động hóa trong vận hành vẫn là khái niệm mới mẻ… tại thị trường trong nước. Trong khi đó nhu cầu về hệ thống kho vận hiện đại kết hợp tự động hóa, đáp ứng sự phát triển của các nhà bán lẻ và ngành thương mại điện tử tại Việt Nam là rất cao" – bà Diệp nói.

Theo ông Kent Yang – Chủ tịch SLP Việt Nam chia sẻ: Việt Nam là nước có dân số lớn, và tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Và tất cả những yếu tố này cũng đang góp phần vào sự tăng trưởng của lĩnh vực logistics, điều này đang tạo ra cơ hội lớn cho chúng tôi khi đầu tư vào đúng nơi và đúng thời điểm.

lĩnh vực logistics tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế khi chi phí liên quan đến logistic chiếm khoảng 20% GDP, trong khi đó con số này ở các thị trường tiên tiến chỉ khoảng 7% ~ 9%. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều khía cạnh để cải thiện thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng hậu cần hiện đại, công nghệ và tự động hóa, chính sách và vận hành

Mặc dù vậy, lĩnh vực logistics tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế khi chi phí liên quan đến logistic chiếm khoảng 20% GDP, trong khi đó con số này ở các thị trường tiên tiến chỉ khoảng 7% ~ 9%. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều khía cạnh để cải thiện thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng hậu cần hiện đại, công nghệ và tự động hóa, chính sách và vận hành. Để từ đó ngành logistics có những cơ hội phát triển lớn hơn.

Về mặt thách thức, có thể thấy rằng tình trạng khan hiếm đất đai và chi phí đang tăng lên nhanh chóng,… có thể xem là những rào cản. Chúng tôi rất muốn hợp tác với chính phủ trong việc tạo ra các trung tâm logistic chiến lược lớn và giảm thiểu tình trạng đầu cơ đất đai. Đây là được xem là điểm lợi lớn cho ngành logistics, giúp khách hàng và người tiêu dùng cuối tiết giảm chi phí.

Trên thực tế, bài toán lớn nhất vẫn là làm sao để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và tạo nhiều giá trị. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tìm kiếm cơ sở hậu cần dưới tiêu chuẩn vì giá rẻ, thay vì một cơ sở hiện đại. "Nhưng tôi tin rằng theo thời gian, tư duy này sẽ thay đổi. Cơ sở hậu cần hiện đại sẽ giúp khách hàng tăng năng suất, tăng hiệu quả và doanh thu - ông Kent Yang nhấn mạnh.

Một số hình ảnh trao đổi của các diễn giả, chuyên gia, doanh nghiệp bên lề Diễn đàn:

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết LOGISTICS 4.0: Chọn mô hình dịch vụ nâng cao năng lực cạnh tranh tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714116181 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714116181 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10